Vì sao các xét nghiệm sàng lọc lại quan trọng với phụ nữ?

Xét nghiệm sàng lọc là cơ sở ban đầu để xác định nguy cơ mắc bệnh của người khỏe mạnh đặc biệt là phụ nữ. Vì vậy, sàng lọc ở phụ nữ đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tật và có thể được can thiệp kịp thời và điều trị hiệu quả nếu như phát hiện bệnh.

1. Vai trò xét nghiệm sàng lọc đối với phụ nữ

Xét nghiệm sàng lọc là cách xác định những người khỏe mạnh có thể tăng nguy cơ mắc bệnh cụ thể. Nó chính là hoạt động kiểm tra sớm có thể giúp ngăn chặn các bệnh như ung thư, tiểu đườngloãng xương ngay từ đầu, đồng thời khi bệnh được phát hiện sớm cũng dễ điều trị hơn. Bên cạnh đó, xét nghiệm sàng lọc có thể phát hiện ra bệnh ngay cả trước khi có triệu chứng của bệnh.

Các xét nghiệm sàng lọc hay kiểm tra sức khỏe định kỳ được khuyến nghị cho mọi người trong suốt cuộc đời như là một phần quan trọng của chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa.

2. Các xét nghiệm sàng lọc ở phụ nữ

2.1. Ung thư vú

Ung thư vú càng phát hiện sớm, càng có cơ hội chữa khỏi bệnh. Ung thư vú kích thước nhỏ ít có khả năng lây lan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan quan trọng như phổi và não. Nếu bạn ở độ tuổi 20 hoặc 30, một số chuyên gia khuyên rằng bạn nên thực hiện sàng lọc vú như một phần của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Trong trường hợp, có thể có thêm bất kỳ yếu tố nguy cơ nào thì bạn cần kiểm tra thường xuyên hơn.

  • Xét nghiệm sàng lọc ung thư vú với chụp X-quang

Chụp X quang tuyến vú là với tia X liều thấp thường có thể tìm thấy một khối u trước khi bạn cảm thấy. Mặc dù, kết quả bình thường nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ bệnh ung thư. Một số chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ khi bước vào độ tuổi 40 nên chụp Xquang tuyến vú định kỳ hàng năm. Sau đó, trong những năm 50 đến 70 tuổi, có thể chuyển sang kiểm tra ít nhất một lần/năm. Tất nhiên, trong trường hợp có nguy cơ cao hơn thì bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra thường xuyên hơn.

Chẩn đoán ung thư vú bằng chụp nhũ ảnh
Chụp X quang tuyến vú giúp chẩn đoán ung thư

2.2. Ung thư cổ tử cung

Cổ tử cung là một lối đi hẹp giữa tử cung (nơi thai nhi phát triển) và âm đạo (ống sinh). Ung thư cổ tử cung là bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa. Bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm Pap (kính phết) hoặc xét nghiệm HPV để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm Pap có thể tìm thấy ở các tế bào bất thường trên cổ tử cung và đồng thời được loại bỏ trước khi chúng biến thành ung thư.

Nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung là Papillomavirus ở người (HPV).

Trong quá trình xét nghiệm Pap, bác sĩ sẽ loại bỏ một số tế bào khỏi cổ tử cung và gửi chúng đến phòng thí nghiệm để phân tích. Bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn khi cần xét nghiệm kết hợp với HPV cũng như tần suất cần được kiểm tra. Nếu hoạt động tình dục có nguy cơ đến bệnh, bạn cần được xét nghiệm âm đạo cho bệnh lậu.

2.3. Loãng xương và gãy xương

Loãng xương là trạng thái khi một người có xương yếu và dễ gãy. Sau khi mãn kinh, phụ nữ bắt đầu mất khối lượng xương nhiều hơn. Tuy nhiên, đàn ông cũng không tránh khỏi được tình trạng này. Triệu chứng đầu tiên thường là một sự đau đớn khi bị ngã, va chạm và thay đổi tư thế đột ngột. Để ngăn ngừa bệnh loãng xương thì cần phải được điều trị sớm.Xét nghiệm sàng lọc loãng xương: Sử dụng tia X đặc biệt gọi là hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA) có thể đo sức mạnh của xương và tìm ra bệnh loãng xương trước khi xương bị rỗ. Nó cũng có thể giúp dự đoán nguy cơ yếu xương trong tương lai. Sàng lọc ở phụ nữ này khuyến nghị cho tất cả phụ nữ từ 65 tuổi trở lên. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh loãng xương, bạn cần phải bắt đầu sớm hơn các xét nghiệm sàng lọc bệnh loãng xương

Người già
Phụ nữ trên 65 tuổi nên kiểm tra sàng lọc loãng xương

2.4. Sàng lọc ung thư da

Có một số loại ung thư da cần được điều trị sớm mới có thể cho kết quả tốt hơn. Nguy hiểm nhất là khối u ác tính, ảnh hưởng đến các tế bào tạo màu da. Đôi khi, tất cả mọi người đều có nguy cơ với loại ung thư da này và bệnh có nguy cơ tăng lên khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời.

Tầm soát ung thư da: Theo dõi bất kỳ thay đổi dấu hiệu của da bao gồm cả nốt ruồi và tàn nhang. Những thay đổi về hình dạng, màu sắc và kích thước cần được chú ý. Một số chuyên gia khuyên rằng bạn cũng nên đi kiểm tra da bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu để có thể tìm hiểu nguyên nhân cụ thể.

2.5. Huyết áp cao

Khi bạn già đi, nguy cơ huyết áp cao sẽ tăng lên, đặc biệt là nếu bạn bị béo phì hoặc có một số thói quen xấu cho sức khỏe. Huyết áp cao có thể gây ra các cơn đau tim hoặc đột quỵ đe dọa đến tính mạng mà không có bất kỳ cảnh báo nào. Vì vậy, hãy đi gặp bác sĩ để được tư vấn và kiểm soát bệnh. Hạ huyết áp có thể ngăn ngừa những nguy hiểm lâu dài như bệnh tim và suy thận.

Triệu chứng cao huyết áp ở bà bầu
Huyết áp cao gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

2.6. Cholesterol

Cholesterol cao có thể gây ra các mảng bám làm tắc nghẽn động mạch. Mảng bám này có thể tích tụ trong nhiều năm mà không có triệu chứng và cuối cùng sẽ gây ra những cơn đau tim hoặc đột quỵ. Huyết áp cao, bệnh tiểu đường và hút thuốc cũng có thể gây ra các mảng bám này. Tình trạng này được gọi là xơ cứng động mạch hoặc xơ vữa động mạch. Thay đổi lối sống và không sử dụng thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh

Kiểm tra cholesterol: Để kiểm tra cholesterol có thể cần nhịn ăn trong 9-12 giờ. Sau đó, bạn sẽ làm xét nghiệm máu đo cholesterol toàn phần, LDL- cholesterol, HDL-cholesterol và triglyceride (mỡ máu). Bác sĩ sẽ tư vấn thời điểm bắt đầu và tần suất kiểm tra.

2.7. Bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường có thể gây ra các bệnh liên quan đến tim hoặc thận, đột quỵ, mù do tổn thương mạch máu võng mạc và các vấn đề nghiêm trọng khác. Bạn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống, tập thể dục, giảm cân và dùng thuốc, đặc biệt khi bệnh được phát hiện sớm. Bệnh tiểu đường type 2 là dạng phổ biến nhất của bệnh. Còn bệnh tiểu đường type 1 thường được chẩn đoán ở trẻ em hoặc người trẻ tuổi.

Sàng lọc bệnh tiểu đường: Bạn cần phải nhịn ăn trong 8 giờ hoặc lâu hơn trước khi làm xét nghiệm máu cho bệnh tiểu đường. Nồng độ đường trong máu 100-125 có thể thấy ở những trường hợp tiền tiểu đường, còn nồng độ đường máu với 126 hoặc cao hơn có nghĩa là mắc bệnh tiểu đường. Các xét nghiệm khác để chẩn đoán tiểu đường là xét nghiệm A1c và xét nghiệm dung nạp glucose đường uống. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về thời điểm bắt đầu và tần suất kiểm tra các chỉ số đường huyết. Nếu bạn cảm thấy có nguy cơ cao hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường nên nói chuyện với bác sĩ để có thể được tư vấn chi tiết hơn.

SKTQ - khám sức khỏe tổng quát
Khám sức khỏe định kỳ, giúp chị em phụ nữ phát hiện sớm bệnh lý

2.8. Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là nguyên nhân gây tử vong phổ biến sau ung thư phổi. Hầu hết các bệnh ung thư đại trực tràng là đến từ các polyp (khối bất thường) phát triển trên lớp lót bên trong của ruột già. Các polyp có thể là khối u gây ung thư hoặc không. Nếu có, ung thư có thể lan sang bộ phận khác của cơ thể. Loại bỏ polyp sớm, trước khi chúng trở thành ung thư là hoàn toàn có thể và ngăn chặn được bệnh.

Tầm soát ung thư đại trực tràng: Nội soi đại trực tràng là một xét nghiệm sàng lọc phổ biến với ung thư đại trực tràng. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nhỏ linh hoạt được gắn máy quay vào đầu ống để có thể tìm thấy polyp và loại bỏ chúng. Quá trình sàng lọc này thường khuyến nghị cho những người bắt đầu ở tuổi 50.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo: webmd.com, raffleshealth.com, health.harvard.edu

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

852 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: