Nguyên nhân gây ra căng thẳng, cách giảm căng thẳng

Căng thẳng thường xuyên có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu nguyên nhân gây ra căng thẳng để có giải pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.

1. Nguyên nhân căng thẳng

Nguyên nhân căng thẳng có thể được xác định thông qua các yếu tố kích hoạt từ môi trường, mà chủ yếu là áp lực cuộc sống. Trạng thái căng thẳng được kích hoạt tại hệ thần kinh giao cảm, kích thích giải phóng các hormone căng thẳng đi khắp cơ thể. Những hormon này gây ra nhiều phản ứng trong cơ thể mà tiêu biểu là phản ứng chiến-hay-chạy (Fight-or-flight response).

Phản ứng chiến-hay-chạy khiến tim đập nhanh, lo lắng và khó thở. Trong ngắn hạn, nó có thể tạo ra các thay đổi trong cơ thể giúp bạn giải quyết các sự kiện gây căng thẳng đột ngột.

Khi bạn đối mặt với nỗi sợ hãi, thậm chí nhớ lại một sự kiện gây căng thẳng hoặc đáng sợ trong quá khứ, trong cơ thể sẽ hình thành sự thay đổi nội tiết tố làm cơ thể chuyển sang trạng thái hưng phấn để chuẩn bị để hành động.

Căng thẳng kéo dài gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng với sức khỏe. Nó sẽ ức chế dần hệ miễn dịch và tạo điều kiện để nhiều bệnh tật phát triển trong cơ thể.

XEM THÊM: Yoga giúp giảm căng thẳng như thế nào?

2. Căng thẳng có biểu hiện như thế nào?

Các triệu chứng căng thẳng rất khác nhau ở mỗi người, nhưng dấu hiệu phổ biến nhất là cảm giác bị áp lực hoặc quá tải. Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như:

  • Đau bụng, đau đầu, đau ngực, buồn nôn và tiêu chảy và cảm giác tê hoặc ngứa ran ở bàn tay, cánh tay và mặt.
  • Các vấn đề trong việc hòa hợp với các thành viên gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
  • Thay đổi hành vi ở nhà (nóng nảy, tức giận không rõ nguyên nhân, khóc không rõ lý do).
  • Hành vi không phù hợp với lứa tuổi.
  • Rối loạn giấc ngủ gồm ác mộng, ngủ quá ít, khó ngủ hoặc thậm chí là ngủ quá nhiều.
  • Khó khăn trong giao tiếp hoặc thay đổi tính cách, chẳng hạn như trở nên thu mình hoặc muốn thể hiện quá mức.
  • Thiếu kiên nhẫn.

Nếu đang gặp một vài trong số các triệu chứng này, mức độ căng thẳng của bạn đang ở mức cao. Nếu không được điều trị, căng thẳng có thể dẫn đến trạng thái bất lực và giảm hiệu quả công việc vĩnh viễn.

XEM THÊM: Liệu pháp xoa bóp để giảm căng thẳng, đau đầu

Những nguyên nhân căng thẳng gây ảnh hưởng đến cuộc sống người mắc
Những nguyên nhân căng thẳng gây ảnh hưởng đến cuộc sống người mắc

3. Mẹo để kiểm soát căng thẳng

Hãy thử 6 mẹo sau để thư giãn, giảm căng thẳngkiểm soát căng thẳng một cách hiệu quả nhất:

  • Xác định nguyên nhân căng thẳng: Cố gắng tìm ra nguyên nhân gây ra căng thẳng. Một khi xác định được nguồn gốc của căng thẳng, việc tìm ra giải pháp để giảm căng thẳng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
  • Chia sẻ với mọi người: Nói chuyện với bạn bè, thành viên gia đình hoặc bác sĩ trị liệu nếu mức độ căng thẳng quá cao. Hãy cố gắng bộc lộ cảm xúc mà không để người khác đánh giá.
  • Dành thời gian cho sở thích cá nhân: Hãy dành thời gian để nuôi dưỡng sức mạnh nội tâm và chữa lành cảm xúc.
  • Đặt giới hạn: Đừng bao giờ ngần ngại nói "không" trước khi nhận lời giúp đỡ quá nhiều. Nói "không" có thể giúp đưa căng thẳng về mức có thể kiểm soát được
  • Tập hít thở: Nhịp thở có thể điều chỉnh trạng thái căng thẳng, tăng hoặc giảm cường độ. Thông thường, những người lo lắng hoặc buồn bực sẽ thở nông và nín thở một cách vô thức. Bằng cách chú ý đến nhịp thở, đặc biệt là thở ra trong những thời điểm căng thẳng, bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn. Mua một chai thổi bong bóng rẻ tiền và sử dụng nó để học cách thở ra từ từ. Thở từ bụng, thổi qua máy thổi bong bóng với một luồng hơi đều đặn.
  • Tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục được cho là làm tăng tiết endorphin, chất được sản xuất tự nhiên trong não giúp tạo ra cảm giác yên bình. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục thực sự làm tăng sự tự tin, lòng tự trọng và giảm căng thẳng.

4. Căng thẳng ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Việc tiếp xúc liên tục với các hormone căng thẳng sẽ khiến cơ thể bị quá tải. Sự thay đổi nồng độ hormone do căng thẳng hàng ngày tạo ra có thể gây hại cho sức khỏe. Khi mức độ căng thẳng tăng lên, nó dẫn đến sản xuất quá mức các hormone căng thẳng làm suy yếu hệ miễn dịch, dẫn đến các vấn đề về thể chất và tâm lý.

Căng thẳng mãn tính thường dẫn đến lo lắng cao độ, mất ngủ, trầm cảm, các vấn đề về đường tiêu hóa và thậm chí có thể dẫn đến phụ thuộc vào ma túy và rượu.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng các hormone liên quan đến căng thẳng mãn tính có liên quan đến việc tăng mỡ bụng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và nghiêm trọng như tiểu đường.

Nguyên nhân căng thẳng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ
Nguyên nhân căng thẳng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ

5. Khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ do căng thẳng?

Khi căng thẳng làm gián đoạn cuộc sống, gây ra các vấn đề về giấc ngủ hoặc khiến bạn cảm thấy lo lắng và mất kiểm soát, hãy dành chút thời gian đi khám bác sĩ. Họ có thể cung cấp cho bạn một số lời khuyên thiết thực về lối sống, cách kiểm soát căng thẳng mà không để nó xâm chiếm cuộc sống của bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan