Bệnh truyền nhiễm là gì?

Khi đã mắc các bệnh truyền nhiễm, cơ thể người bệnh sẽ có đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Đó được gọi là quá trình tạo thành miễn dịch. Tùy theo loại bệnh và cơ thể người mà miễn dịch được hình thành với mức độ, thời gian tồn tại miễn dịch bảo vệ khác nhau.

1. Bệnh truyền nhiễm là gì?

Bệnh truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh lây, đây là dạng bệnh rất phổ biến. Nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm là do vi sinh vật (như vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng) gây ra, bệnh có khả năng lây truyền trong cộng đồng bằng nhiều đường khác nhau và có thể trở thành vùng dịch với số người mắc nhiều.

Tuy nhiên, khi đã mắc các bệnh truyền nhiễm, cơ thể người bệnh sẽ có đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Đó được gọi là quá trình tạo thành miễn dịch. Tùy theo loại bệnh và cơ thể người mà miễn dịch được hình thành với mức độ, thời gian tồn tại miễn dịch bảo vệ khác nhau.

Bệnh truyền nhiễm được phân loại theo đường lây và chia ra 5 nhóm bệnh. Cụ thể:

  • Bệnh truyền nhiễm lây theo đường máu
  • Bệnh truyền nhiễm lây theo đường da và niêm mạc
  • Bệnh truyền nhiễm lây theo đường tiêu hoá
  • Bệnh truyền nhiễm lây theo đường hô hấp
  • Bệnh truyền nhiễm có thể lây bằng nhiều đường

2. Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm

Vi sinh vật
Bệnh truyền nhiễm do các vi sinh vật gây ra

2.1. Đặc điểm chung của bệnh truyền nhiễm

Thông thường, đặc điểm chung của bệnh truyền nhiễm như sau:

  • Bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành bằng nhiều con đường khác nhau.
  • Bệnh do vi sinh vật gây ra nên gọi đó là mầm bệnh. Thông thường mỗi một bệnh truyền nhiễm do một loại mầm bệnh gây nên, tuy nhiên có một số trường hợp có thể do hai hoặc nhiều mầm bệnh gây nên.
  • Có thể lây bằng một đường, nhưng cũng có thể lây bằng nhiều con đường.
  • Bệnh phát triển theo các giai đoạn và diễn ra kế tiếp nhau.
  • Sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm, cơ thể người có đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Quá trình đó gọi là miễn dịch bảo vệ.

2.2. Giai đoạn phát triển của bệnh truyền nhiễm

  • Thời kỳ ủ bệnh: Đa phần người bệnh không cảm thấy có triệu chứng gì trong giai đoạn này. Thời kỳ ủ bệnh sẽ phụ thuộc vào loại bệnh, số lượng và độc tính của mầm bệnh, sức đề kháng của cơ thể.
  • Thời kỳ khởi phát: Các triệu chứng của bệnh xuất hiện nhưng chưa nặng và rầm rộ nhất. Bệnh khởi phát theo một trong 2 kiểu: từ từ hoặc đột ngột.
  • Thời kỳ toàn phát: Giai đoạn này bệnh phát triển rầm rộ nhất, đầy đủ các triệu chứng nhất và bệnh nặng nhất. Các biến chứng cũng thường hay gặp trong thời kỳ này.
  • Thời kỳ lui bệnh: Do sức chống đỡ của cơ thể người bệnh và tác động của điều trị, mầm bệnh và các độc tố dần được loại trừ ra khỏi cơ thể. Triệu chứng của bệnh ở thời kỳ toàn phát cũng dần dần mất đi.
  • Thời kỳ hồi phục: Sau khi mầm bệnh và độc tố của chúng được loại trừ ra khỏi cơ thể người bệnh thì những cơ quan bị tổn thương dần hồi phục, chỉ còn những rối loạn không đáng kể. Tuy nhiên cần phải được tiếp tục theo dõi bởi vì một số trường hợp tái phát.

3. Điều trị bệnh truyền nhiễm

Thuốc kháng viêm Corticoid
Điều trị bệnh truyền nhiễm bằng các loại thuốc khàng sinh

Điều trị bệnh truyền nhiễm phải điều trị đặc hiệu, cơ chế bệnh sinh, điều trị triệu chứng và chế độ chăm sóc dinh dưỡng. Cụ thể:

  • Điều trị đặc hiệu: Diệt cơ chế gây bệnh. Thuốc diệt mầm bệnh thường là các loại kháng sinh và hoá dược, thảo dược..
  • Điều trị theo cơ chế bệnh sinh: Đây là biện pháp đặc biệt quan trọng đối với các bệnh do vi rút, vì hiện tại thuốc có tác dụng thực sự diệt vi rút còn rất ít. Phương pháp này nhằm ngăn cản hoặc điều chỉnh những rối loạn bệnh lý.
  • Điều trị triệu chứng: Làm giảm các triệu chứng, giúp người bệnh dễ chịu hơn, đây là phương pháp điều trị hỗ trợ cần thiết.
  • Chế độ chăm sóc và dinh dưỡng: Chế độ chăm sóc và dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng, do vậy ngoài điều trị bệnh phải rất quan tâm đến chế độ chăm sóc và dinh dưỡng.

4. Phòng chống bệnh truyền nhiễm

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm viêm gan
Thường xuyên rửa tay sát khuẩn để phòng chống bệnh truyền nhiễm

Các bệnh truyền nhiễm có thể nhập vào cơ thể thông qua: Da, hít phải vi trùng trong không khí; ăn thức ăn bị ô nhiễm hoặc nước; bị côn trùng cắn hoặc bị muỗi đốt; quan hệ tình dục không an toàn.

Do vậy, để phòng ngừa bệnh, mọi người nên thực hiện theo các phương pháp sau để giảm nguy cơ lây nhiễm cho bản thân hoặc người khác:

  • Thường xuyên rửa tay: Trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh cần rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Tiêm vắc-xin đầy đủ: Tiêm vắc-xin đầy đủ có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh.
  • Không đi làm hoặc đến trường nếu đang có các hiện tượng như nôn mửa, tiêu chảy hoặc sốt.
  • Ăn chín uống sôi, chọn thực phẩm và nguồn nước sạch.
  • Vệ sinh cơ thể, nơi ở, học tập và làm việc thường xuyên. Không dùng chung vật dụng cá nhân (bàn chải đánh răng, lược, lưỡi dao cạo...). Tránh dùng chung ly uống hoặc đồ dùng ăn uống.
  • Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su. Chung thuỷ 1 vợ 1 chồng.
  • Không du lịch đến nơi có vùng dịch.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

120.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan