Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân cường giáp

Hormon tuyến giáp có tác động đáng kể đến chức năng và cấu trúc tim mạch. Theo đó, biến chứng tim mạch của bệnh cường giáp cũng là một trong các biến chứng trên những hệ cơ quan thường gặp trong cơ thể khi bệnh lý này không được phát hiện sớm và điều trị đúng mức.

1. Tác dụng của hormone tuyến giáp đối với huyết động học tim mạch

Tác động của hormone tuyến giáp lên tim và mạch máu ngoại biên bao gồm giảm sức cản ngoại biên và tăng nhịp tim khi nghỉ ngơi, qua đó làm tăng sức co bóp thất trái và lượng máu hậu tải. Hormon tuyến giáp làm giảm sức đề kháng ở các tiểu động mạch ngoại biên thông qua tác động trực tiếp lên thành mạch và giảm áp lực động mạch trung bình. Hơn nữa, hormone T3 cũng làm tăng tổng hợp erythropoietin, dẫn đến tăng khối lượng hồng cầu. Những thay đổi này kết hợp để thúc đẩy tăng thể tích tuần hoàn trong cơ thể, cao hơn từ 50% đến 300% so với người bình thường.

Ở một khía cạnh khác, trong khi hormon tuyến giáp khi mắc cường giáp hoạt động tích cực để hạ thấp sức cản ngoại vi, điều này khiến áp lực động mạch trung bình giảm thì hệ thống renin-angiotensin-aldosterone, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp, lại tăng cường hoạt động. Bằng cách tăng tái hấp thu muối và nước, hệ thống renin-angiotensin-aldosterone sẽ phản ứng lại làm tăng thể tích máu và tải trước, góp phần làm tăng cung lượng tim.

Chính sự cộng hưởng giữa chức năng của hormone tuyến giáp và hệ thống renin-angiotensin-aldosterone, hệ quả là tạo nên gánh nặng cho cơ quan tim mạch. Cơ tim biến đổi để đáp ứng với yêu cầu tăng tải thể tích nên về lâu ngày sẽ dẫn tới bệnh basedow biến chứng suy tim. Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng tim mạch của bệnh cường giáp với những mức độ khác nhau nếu mục tiêu kiểm soát nồng độ hormone tuyến giáp trong máu không đạt được khi điều trị cường giáp.

Hormone TSH  và ý nghĩa  trong chẩn đoán sàng lọc các bệnh lý tuyến giáp cũng như theo dõi hiệu quả điều trị
Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến tim mạch gây tăng nhịp tim ở người bệnh

2. Đáp ứng tim mạch bình thường đối với cường giáp

2.1 Nhịp tim nhanh

Nhịp tim nhanh với dạng nhịp nhanh xoang là vấn đề phổ biến nhất ở những bệnh nhân bị cường giáp lâm sàng và cả ở mức độ cận lâm sàng. Đây là nguyên nhân khiến cho người bệnh đi khám vì cảm giác đánh trống ngực. Chính vì thế, khi theo dõi điện tâm đồ bằng holter 24 giờ cho thấy ở những bệnh nhân trẻ tuổi có nhịp tim tăng liên tục trong ngày với sự thay đổi nhịp tim giảm, chẩn đoán cường giáp cần được nghi ngờ.

2.2 Tăng thể tích tuần hoàn

Tăng thể tích tuần hoàn là hệ quả của các tác động từ hormone tuyến giáp và sự giảm sức cản thành mạch, nhịp tim nhanh và tăng tiêu thụ oxy cơ tim.

2.3 Giảm khả năng gắng sức

Mặc dù cung lượng tim cao, bệnh nhân cường giáp có khả năng chịu đựng trong quá trình tập thể dục hay các hoạt động đòi hỏi khả năng gắng sức suy giảm đáng kể. Hiện tượng này là do tim tăng hoạt hóa nên làm giảm dự trữ tim mạch, cuối cùng dẫn đến giảm cung lượng tim trong quá trình tập luyện thể chất. Bởi vì các cơ chế dự trữ sinh lý của tim như tăng nhịp tim, thể tích máu và khả năng co bóp của tim đã được sử dụng tối đa, khả năng đáp ứng khi gắng sức sẽ giảm.

Thể dục
Người bệnh cường giáp bị giảm khả năng gắng sức trong các hoạt động thể lực

3. Các biến chứng tim mạch của bệnh cường giáp

3.1 Rối loạn nhịp tim

Bệnh cường giáp có liên quan đến rối loạn nhịp nhĩ, rối loạn chức năng của nút xoang và ổ đập bất thường. Chính tác dụng của các hormone tuyến giáp làm tăng hoạt tính của các ổ loạn nhịp, thoát khỏi sự ức chế của nút xoang. Bệnh nhân không được điều trị cường giáp có tỷ lệ bị ngoại tâm thu cao và có nguy cơ vào các cơn loạn nhịp nguy hiểm, dễ trụy tuần hoàn nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời.

3.2 Rung nhĩ

Rung nhĩ là tình trạng tim không đều và thường có tần số nhanh. Tình trạng này có thể dẫn đến đột quỵ, là một trong các biến chứng bệnh cường giáp.

Bệnh nhân có nguy cơ rung nhĩ do cường giáp thường là người già và những người mắc bệnh lý tim mạch tiềm ẩn. Các đối tượng này thường phải điều trị với thuốc loãng máu để dự phòng khả năng hình thành huyết khối trong tim.

3.3 Suy tim sung huyết

Suy tim sung huyết là một tình trạng có thể gây ra bởi cường giáp không được điều trị trong khoảng thời gian lâu dài. Bởi vì hormone tuyến giáp làm tăng thể tích tuần hoàn, sợi cơ tim phải tăng trương lực, tăng sức co bóp, lâu ngày sẽ dẫn đến suy tim. Bệnh basedow biến chứng suy tim sung huyết sẽ tăng lên ở những bệnh nhân có độ tuổi trên 60, những người mắc bệnh cường giáp chưa phát hiện và những người đã từng mắc bệnh tim mạch từ trước. Đôi khi suy tim còn có thể là biểu hiện đầu tiên của cường giáp ở những bệnh nhân cao tuổi, trong khi các triệu chứng cường giáp khác lại mơ hồ.

3.4 Bệnh van tim

Khả năng thoái hóa van sẽ tăng lên và tốc độ nhanh hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh basedow. Chính vì thế, siêu âm tim cần được chỉ định định kỳ ở những bệnh nhân mắc bệnh basedow, nhằm tầm soát các biến chứng bệnh cường giáp nói chung hay các biến chứng tim mạch của bệnh cường giáp nói riêng, nhất là trong các trường hợp nghe thấy tiếng âm thổi trong tim.

Suy tim sung huyết
Bệnh basedow có thể gây ra biến chứng suy tim sung huyết ở người bệnh

3.5 Tăng huyết áp

Tăng huyết áp thứ phát là một trong các biến chứng tim mạch của bệnh cường giáp. Nói một cách khác, trên những bệnh nhân mới được chẩn đoán tăng huyết áp, nhất là khi tuổi còn trẻ, xét nghiệm chức năng tuyến giáp là cần thiết. Nguyên do là đôi khi tăng huyết áp là triệu chứng đơn độc của bệnh basedow. Đồng thời, nếu tăng huyết áp không được phát hiện, sự đối phó với tình trạng tăng áp suất trong lòng động mạch lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh basedow biến chứng suy tim.

3.6 Tăng áp động mạch phổi

Động mạch phổi là mạch máu riêng biệt có chức năng đưa máu đến tim. Trong khi tác động của hormone tuyến giáp làm tăng cung lượng tim, giảm sức cản ngoại vi thì hệ quả trên áp lực động mạch phổi không có sự tương xứng, cuối cùng dẫn đến tăng áp động mạch phổi thực sự.

Sự gia tăng áp lực động mạch phổi làm tăng tải trọng trên tâm thất phải, khiến tâm thất phải co bóp với lực mạnh hơn để đẩy máu vào mạch máu phổi, cuối cùng dẫn đến tăng sức cản phổi và tổn thương mao mạch phổi. Lúc này, suy giảm chức năng trao đổi khí tại nhu mô phổi ở những bệnh nhân có tình trạng tăng hormone tuyến giáp kèm theo cần nhận định là biến chứng bệnh cường giáp.

Tóm lại, bệnh cường giáp gây ra cung lượng tim cao và phì đại thất trái ở giai đoạn đầu, giãn nở và suy tim sung huyết ở giai đoạn muộn. Đây là cơ chế gây ra các biến chứng tim mạch của bệnh cường giáp. Theo đó, điều trị sớm và kiểm soát hiệu quả hormone tuyến giáp là chìa khóa trong việc ngăn ngừa hậu quả bệnh basedow biến chứng suy tim.

Để được tư vấn chi tiết, quý khách vui lòng đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

18.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan