Các bước nội soi Tai Mũi Họng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ Tai Mũi Họng - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Nội soi tai mũi họng là kỹ thuật tối ưu hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác các dấu hiệu liên quan đến bệnh Tai - Mũi - Họng. Từ đó, đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, tránh trình trạng bệnh diễn biến nặng thêm.

1. Khái niệm nội soi tai mũi họng

Nội soi tai mũi họng là một kỹ thuật thăm khám bệnh nhân bằng cách sử dụng ống nội soi chuyên dụng đưa ánh sáng vào trong sâu các ngóc ngách của vùng tai mũi họng. Qua đó, các bác sĩ chuyên khoa có thể dễ dàng quan sát trực tiếp bên trong các cơ quan.

Ngoài ra, với sự giám sát của máy nội soi, quá trình rửa mũi mang tính chính xác cao hơn, các ngách mũi sâu và nhỏ đều được rửa sạch.

2. Nội soi tai mũi họng làm gì?

Nội soi tai mũi họng là kỹ thuật vượt trội hỗ trợ trong việc chẩn đoán và phát hiện các triệu chứng bất thường tại các vị trí tai, mũi, họng như: viêm xoang, vách ngăn mũi, vẹo vách ngăn, cấu tạo hốc mũi gặp vấn đề, các khối u ở thanh quản hay viêm tai giữa, các trường hợp có rối loạn vận động vòi nhĩ gây ù tai,...

Đặc biệt đây là phương pháp giúp bác sĩ phát hiện sớm ung thư vòm hầu và các bệnh lý ở hạ họng thanh quản. Ví dụ: viêm thanh quản, polyp thanh quản, hạt dây thanh, liệt dây thanh âm.

Nội soi tai mũi họng
Nội soi tai mũi họng giúp phát hiện các bệnh lý liên quan đến tai, mũi, họng

3. Các bước nội soi tai mũi họng thực hiện ra sao?

Các bước nội soi tai mũi họng cụ thể như sau:

3.1. Thao tác của đội ngũ điều dưỡng:

  • Mang găng tay, đeo khẩu trang y tế.
  • Nhẹ nhàng lấy ống nội soi sau khi đã sát khuẩn đúng theo quy trình xử lý nghiêm ngặt.
  • Đưa ống nội soi cho bác sĩ.
  • Cùng bác sĩ theo dõi cẩn thận tình trạng của bệnh nhân trong thời gian tiến hành nội soi.
  • Cuối cùng của bước nội soi là chụp hình và lưu hình, đánh máy kết quả vào máy tính để dễ dàng theo dõi tình trạng bệnh.
Khám tai mũi họng Vinmec
Khám tai mũi họng ở bệnh viện Vinmec

3.2. Thao tác của đội ngũ bác sĩ

  • Giải thích, dặn dò bệnh nhân.
  • Bác sĩ đeo găng tay và khẩu trang y tế

Trường hợp bệnh nhân nội soi tai:

Bệnh nhân nội soi tai cần phải ngồi thẳng lưng. Bác sĩ sử dụng ống nội soi đưa xuống thẳng theo trục ống tai ngoài nhằm quan sát ống tai ngoài, màng nhĩ, cán búa.

Trường hợp bệnh nhân nội soi mũi:

Khác với nội soi tai, ở thủ thuật này, người bệnh sẽ được ngồi hơi ngả đầu ra phía sau một góc 15 độ.

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành đặt bông gòn đã được tẩm thuốc co mạch và thuốc tê vào mũi của người bệnh. Sau 5 phút, bác sĩ sẽ lấy miếng bông gòn ra ngoài và tiến hành thủ thuật nội soi mũi.
  • Bước 2: Cho ống nội soi chuyên dụng vào mũi sát sàn mũi theo hướng từ trước ra sau và bắt đầu quan sát vòm họng, lỗ vòi nhĩ, hố Rosenmuller hai bên.
  • Bước 3: Tiếp đến, bác sĩ đưa ống nội soi hướng lên phía ngách sàng bướm để quan sát những vị trí như khe bên và lỗ xoang bướm.
  • Bước 4: Bác sĩ đưa ống soi vào vị trí sau khe mũi giữa và tiến hành thăm khám khe mũi giữa theo hướng từ sau ra trước, các cấu trúc bóng sàng, khe bán nguyệt, mỏm móc hay lỗ phụ xoang hàm (nếu có). Trường hợp có chỉ định, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch bệnh tích, hút sạch chất nhầy, máu đọng và bấm sinh thiết.

Trong suốt quá trình nội soi mũi, bệnh nhân hoàn toàn sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu bởi hốc mũi đã được thuốc co mạch làm cho mở rộng ra giúp việc nội soi trở nên dễ dàng. Ngoài ra, thuốc tê sẽ làm mất cảm giác của niêm mạc mũi nên bệnh nhân không cần phải quá lo lắng.

Trường hợp nội soi họng - thanh quản:

Khi thực hiện, bệnh nhân nên ngồi thẳng, hai chân buông thẳng. Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa ống nội soi vào họng trên bề mặt lưỡi theo hướng từ ngoài vào trong. Các vị trí mà bác sĩ quan sát lần lượt gồm có: bề mặt lưỡi, lưỡi gà, eo họng, hai amidan, đáy lưỡi thanh nhiệt, xoang lê hai bên, thanh môn, sụn phễu và dây thanh.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan