Chỉ định rửa màng phổi

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS.BS Nguyễn Huy Nhật - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Rửa màng phổi là một kỹ thuật nhằm mục đích loại bỏ mủ, máu và các chất cặn bã trong khoang màng phổi. Rửa màng phổi được chỉ định đối những trường hợp như viêm màng phổi, mủ màng phổi.

1. Rửa màng phổi

Rửa màng phổi là kỹ thuật đưa vào khoang màng phổi dung dịch natriclorua 0,9% trong điều trị các trường hợp tràn dịch màng phổi nhằm mục đích loại bỏ mủ, máu và các chất cặn còn trong khoang màng phổi.

Rửa màng phổi sẽ được thực hiện đối với những bệnh có sinh mủ, máu trong khoang màng phổi ví dụ như: tràn máu màng phổi, viêm mủ màng phổi,...

2. Chỉ định và chống chỉ định

2.1 Chỉ định rửa màng phổi

Rửa màng phổi được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Tràn mủ màng phổi đã chọc hút nhiều lần mà lâm sàng không cải thiện
  • Tràn dịch màng phổi trong dịch tiết vách hóa hoặc khu trú
  • Lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân
  • Dùng để điều trị kháng sinh tại chỗ trong một số trường hợp

2.2 Chống chỉ định

Chống chỉ định rửa màng phổi đối với những trường hợp như:

  • Rò phế quản
  • Đang cấp cứu về tim mạch
  • Tràn dịch đã có vách hóa chắc
  • Rối loạn huyết động
  • Rối loạn đông cầm máu
Bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi được chỉ định rửa màng phổi
Bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi được chỉ định rửa màng phổi

3. Thực rửa màng phổi

3.1 Chuẩn bị

Người thực hiện rửa màng phổi là một bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Ngoài ra, cần chuẩn bị một số dụng cụ bao gồm:

  • Troca và nòng có đường kính 1mm.
  • Ống thông đường kính vừa với nòng troca.
  • Khoá 3 chạc hoặc bộ dây truyền có chạc.
  • Bơm tiêm các loại.
  • Dây truyền dẫn dịch vào và ra.
  • Bóng Ambu và oxy
  • Dịch rửa: NaCl 0,9% X 1000ml.
  • Dung dịch kháng sinh: Noxyílex, Rifocin, Strepto- kinase, Chymotrypsin.
  • Xylocain 2%, 5 ống.
  • Depersolon 30mg, 5 ống.
  • Adrenalin 10 mg, 5 ống.
  • Atropin 1/4mg, 5 ống.

Đối với người bệnh, sẽ được chỉ định uống thuốc an thần từ hôm trước, và được nhân viên y tế giải thích về mục đích của thủ thuật để người bệnh hợp tác.

3.2 Các bước tiến hành

  • Đặt người bệnh trong tư thế ngồi hoặc nằm như chọc hút dịch màng phổi, tay đưa lên phía trên đầu
  • Khám lại người bệnh một lần nữa trước khi làm thủ thuật
  • Xem phim X- quang chọn đường chọc rửa, tránh nhầm bên
  • Sát khuẩn vùng chọc bằng cồn iode 1,5%, sau đó bằng cồn 70 độ
  • Gây tê vùng chọc thường ở khoang liên sườn 5 đường nách giữa hoặc liên sườn 2 đường giữa đòn
  • Sau khi chọc kim có ống thông vào khoang màng phổi, rút nòng và đẩy ống thông vào
  • Lắp khóa 3 chạc vào đốc ống thông
  • Lắp dây có gắn vôi chai đựng dung dịch rửa vào một cành của khóa 3 chạc. Chạc còn lại nối với dây dẫn lưu dịch màng phổi
  • Đầu tiên dẫn lưu lấy ra 200-300ml dung dịch màng phổi, sau đó cho từ từ dịch rửa vào khoang màng phổi trong thời gian 10-15 phút. Đợi cho người bệnh thở 4-8 nhịp rồi mới tháo dịch rửa ra
  • Rửa cho đến khi nước vào trong thì dừng lại
  • Đưa dung dịch có pha kháng sinh vào. Ngâm trong khoang màng phổi và rút troca. Băng ép hoặc kẹp bằng agraf hay dính một mũi chỉ.
Bác sĩ xem phim X-quang để đánh giá bệnh lý và chọn vị trí chọc hút
Bác sĩ xem phim X-quang để đánh giá bệnh lý và chọn vị trí chọc rửa

3.3 Theo dõi và xử trí tai biến

Trong khi rửa màng phổi, nếu thấu bệnh nhân ho nhiều, khó thở hay có các dấu hiệu của cường phế vị như: thay đổi sắc tố mặt, vã mồ hôi, mặt tái, hoa mắt chóng mặt, nôn, mạch chậm,... cần dừng thủ thuật rửa màng phổi. Sau khi rửa màng phổi, bệnh nhân sẽ được theo dõi mạch, nhiệt độ, tình trạng hô hấp, huyết áp, đau ngực, và số lượng dịch bơm vào màng phổi và lượng dịch hút ra tại giường bệnh. Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi rửa màng phổi ví dụ như:

Tóm lại, rửa màng phổi là một thủ thuật làm sạch màng phổi, loại bỏ máu, mủ và các chất cặn trong khoang màng phổi. Sau khi rửa màng phổi có thể xảy ra một số biến chứng do đó người bệnh cần được theo dõi dấu hiệu sinh tồn thường xuyên. Nếu thấy có triệu chứng như khó thở, nôn,... hay bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần thông báo ngay với nhân viên y tế để được xử trí kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan