Điều trị giảm mẫn cảm cho bệnh nhân tim mạch

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Điều trị giảm mẫn cảm cho bệnh nhân tim mạch giúp bảo vệ và tăng tính an toàn trước những phản ứng phụ của dị nguyên, trong đó nguy hiểm nhất là sốc phản vệ.

1. Điều trị giảm mẫn cảm cho bệnh nhân tim mạch là phương pháp gì?

Điều trị giảm mẫn cảm nhanh với thuốc cho bệnh nhân tim mạch là phương pháp tạo ra tình trạng dung nạp tạm thời dị nguyên, tạm thời đã gây ra phản ứng quá mẫn cho cơ thể. Đặc trưng của phương pháp này là sau mỗi khoảng thời gian cố định thực hiện nhắc từng liều nhỏ và tăng dần lượng dị nguyên gây dị ứng.

Phương pháp này cho phép đạt được liều điều trị trong khoảng 4 - 12 giờ. Đa số bệnh nhân có tiền sử dị ứng sẽ đạt được tình trạng dung nạp với phương pháp điều trị giảm mẫn cảm nhanh trong vòng 24 giờ sau khi dùng liều thuốc cuối cùng.

Nếu điều trị giảm mẫn cảm hiệu quả mà bệnh nhân ngưng tiếp xúc với thuốc giảm mẫn cảm hoặc dị nguyên thì tình trạng giảm mẫn cảm sẽ biến mất trong vài giờ cho đến vài ngày. Lưu ý, không áp dụng điều trị giảm mẫn cảm đối với bệnh nhân tim mạch không kiểm soát.

2. Tại sao cần điều trị giảm mẫn cảm cho bệnh nhân tim mạch?

  • Tăng khả năng bảo vệ và tính an toàn trước những phản ứng phụ của dị nguyên như thực phẩm và thuốc, bao gồm cả phản ứng sốc phản vệ.
  • Tổng liều điều trị giảm mẫn cảm cho phép người bệnh tiếp xúc với dị nguyên và được điều trị bằng liệu pháp hóa chất với phác đồ tốt, chủng vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh nhất, kháng thể đơn dòng phù hợp nhất, các thuốc điều trị khó thay thế aspirin.

Xem thêm: Bạn có biết chọn thực phẩm tốt cho tim mạch?

Bệnh lý tim mạch: nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
Điều trị giảm mẫn cảm cho bệnh nhân tim mạch

3. Phân cấp rủi ro trong điều trị giảm mẫn cảm

Tùy vào tiền sử dị ứng biểu hiện trên cơ quan chia ra 3 phân cấp rủi ro như sau:

  • Bậc 1: Phản ứng trên da.
  • Bậc 2: Phản ứng trên 2 cơ quan, như hô hấp và da.
  • Bậc 3: Phản ứng thay đổi dấu hiệu sinh tồn với nhiều hơn 1 cơ quan.

Dựa vào phân cấp rủi ro, chỉ định điều trị giảm mẫn cảm như sau;

  • Bậc 1 và 2, giám sát: điều trị giảm mẫn cảm ngoại trú.
  • Bậc 1 và 2, không giám sát: điều trị giảm mẫn cảm nội trú.
  • Bậc 3: điều trị hồi sức.
  • Bậc 3 và giảm mẫn cảm thành công: điều trị giảm mẫn cảm ngoại trú và theo dõi.

Xem thêm: Những môn thể thao tốt cho người bệnh tim mạch

4. Lưu ý trong điều trị giảm mẫn cảm

Test lẩy da dương tính với vắc-xin Quinvaxem (DTPw, hepatitis B & Hib) và lòng trắng trứng
Test da dương tính
  • Thực hiện nồng độ cuối theo khuyến cáo và hướng dẫn khi bệnh nhân test da dương tính.
  • Nếu bệnh nhân có phản ứng nặng hoặc/và giá trị điểm cuối rất thấp, nên giảm liều đầu và tốc độ truyền, đồng thời tăng số bước tiến hành hoặc/và tăng khoảng thời gian giữa các liều bằng đường uống kế tiếp.

Trong điều trị giảm mẫn cảm cho bệnh nhân tim mạch, việc xác định liều đầu và khoảng thời gian giữa các liều đóng vai trò quan trọng, cần lưu ý:

  • Đa số tăng liều gấp đôi các protocol, trừ liều đầu hoặc liều cuối sau khi đạt liều điều trị.
  • Có thể tăng liều các protocol lên đến 10 lần, tuy nhiên thường gây ra tác dụng phụ. Do đó, cần cân nhắc dược động học và dược lực học của thuốc để xác định khoảng thời gian giữa các liều (aspirin) và dự phòng tình trạng quá liều.

5. Lưu ý về những phản ứng có thể gặp trong điều trị giảm mẫn cảm

Trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị giảm mẫn cảm, dị nguyên có thể gây ra những phản ứng quá mẫn, phá vỡ tình trạng dung nạp. Nếu giai đoạn đầu xuất hiện những phản ứng quá mẫn này thì ở giai đoạn sau, các phản ứng cũng xuất hiện nhưng có biểu hiện nhẹ hơn so với ở giai đoạn đầu. Tùy vào liều điều trị, đặc biệt là khi tăng liều, các phản ứng phá vỡ dung nạp sẽ xảy ra và cần được điều trị ngay lập tức bằng cách dừng uống hoặc dừng truyền. Gần như phản ứng này sẽ được cải thiện và chấm dứt mà không cần điều trị gì thêm.

Có thể lựa chọn tiến hành điều trị các phản ứng quá mẫn xảy ra trong quá trình điều trị giảm mẫn cảm như sau:

Phản ứng quá mẫn phân thành 3 mức độ
Mức độ phản ứng quá mẫn
  • Thay đổi protocol, tạm dừng liệu trình, điều trị những phản ứng bất lợi. Sau đó thay đổi protocol giảm mẫn cảm và bắt đầu lại với bước liều trung bình hoặc liều thấp hơn liều bị dừng lại.
  • Lặp lại liều nhằm mục đích tăng liều chậm giúp giảm tỉ lệ xuất hiện phản ứng đồng thời cải thiện tình trạng dung nạp. Tuy nhiên, nếu phản ứng nặng đe dọa tính mạng người bệnh cần dừng quá trình giảm mẫn cảm.

6. Kết quả điều trị giảm mẫn cảm

Điều trị giảm mẫn cảm thành công là khi bệnh nhân đạt liều dùng và dung nạp được liều đó khi hoàn tất liệu trình điều trị.

Tình trạng dung nạp sẽ biến mất trong vòng vài giờ đến vài ngày (từ 1 - 5 ngày khi dừng dị nguyên. Do đó, nếu cần điều trị sau đó thì phải thực hiện lại giảm mẫn cảm với thuốc và có thể duy trì bằng việc sử dụng thuốc hàng ngày.

Điều trị giảm mẫn cảm thất bại là khi bệnh nhân không đạt liều điều trị và phải dừng lại do xảy ra phản ứng toàn thân.

Điều trị giảm mẫn cảm với những phản ứng tức thì không dự phòng xuất hiện các phản ứng quá mẫn chậm không qua trung gian.

Để quá trình điều trị giảm mẫn cảm đạt kết quả cần duy trì liên tục bằng việc sử dụng thuốc thường xuyên. Nếu quên dùng thuốc có thể xảy ra nguy cơ tái mẫn cảm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

267 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Mẫn cảm với thuốc
    Mẫn cảm với thuốc là như thế nào?

    Hội chứng mẫn cảm với thuốc là một phản ứng nghiêm trọng, bất ngờ đối với một loại thuốc, ảnh hưởng đến một số hệ thống cơ quan cùng một lúc. Mẫn cảm với thuốc có khả năng đe dọa ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Zibac
    Công dụng thuốc Zibac

    Zibac là thuốc chứa hoạt chất Azithromycin, một kháng sinh phổ rộng thuộc họ macrolid được sử dụng rộng rãi có tác dụng diệt khuẩn mạnh. Tìm hiểu thông tin về thành phần, công dụng, giúp người bệnh có thể ...

    Đọc thêm
  • Hasulaxin 375
    Công dụng thuốc Hasulaxin 375

    Thuốc Hasulaxin 375 được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Sultamicillin. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số trường hợp nhiễm khuẩn gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm với hoạt ...

    Đọc thêm
  • Beecetrax
    Công dụng thuốc Beecetrax

    Thuốc Beecetrax với thành phần chính là Ceftriaxone, là bột thuốc pha tiêm được sử dụng nhằm kìm khuẩn và diệt khuẩn. Đây là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân bắt buộc phải có chỉ định và kê đơn của ...

    Đọc thêm
  • Ilanelo
    Công dụng thuốc Ilanelo

    Ilanelo là thuốc kháng sinh dùng theo đơn. Cùng tìm hiểu xem thuốc Ilanelo có công dụng gì? Ilanelo là thuốc gì? Cách dùng Ilanelo thế nào... trong bài viết sau đây.

    Đọc thêm