Giấc ngủ tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn như thế nào

Ngủ đủ giấc giúp các tế bào T trong cơ thể chống lại nhiễm trùng. Những thông tin từ bài viết này sẽ là minh chứng cho nhận định này.

1.Giấc ngủ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch

Rất nhiều nghiên cứu đã nói về lợi ích của một giấc ngủ ngon. Các nhà nghiên cứu người Đức cũng phát hiện thêm rằng giấc ngủ ngon còn giúp cải thiện chức năng của các tế bào T. Tế bào T là một loại tế bào miễn dịch, có tác chống lại các mầm bệnh nội bào như các tế bào bị nhiễm virus như cúm, nhiễm virus HIV, herpes và tế bào ung thư.

Tiến sĩ Stoyan Dimitrov tại Đại học Tubingen cho biết. Nghiên cứu đã tìm thấy một cơ chế mới mà thông qua đó giấc ngủ có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Nó được giải thích là vì mức độ adrenaline, noradrenaline và tuyến tiền liệt sẽ xuống thấp trong thời gian chúng ta ngủ.

Cùng với thời gian đó, độ dính của các integrins lại mạnh hơn. Độ dính này rất quan trọng trong việc hỗ trợ các tế bào T tiêu diệt tế bào nhiễm virus hoặc tế bào ung thư. Các tế bào T cần phải tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân có hại và độ dính integrin thúc đẩy cho tiếp xúc này diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

2. Tầm quan trọng của tế bào T

Tế bào T đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi các tế bào bên trong cơ thể nhận ra một tế bào bị nhiễm virus, chúng lập tức kích hoạt integrin, một loại protein kết dính, sau đó cho phép tế bào T gắn vào và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh.

Các nhà nghiên cứu xem các tế bào T như là đội quân tình nguyện viên bảo vệ sự khỏe mạnh của cơ thể. Trong khi ngủ các tế bào T có mức độ kích hoạt integrin cao hơn so với mức độ kích hoạt tế bào T khi còn thức.

tế bào lympho
Tế bào T có vai trò quan trọng với hệ thống miễn dịch của cơ thể con người

Do đó, giấc ngủ có khả năng cải thiện chức năng tế bào T. Đối với những người ngủ kém, hormone căng thẳng có thể gây ức chế khả năng của các tế bào T hoạt động hiệu quả. Nồng độ cao của các hormone căng thẳng có thể làm giảm hiệu quả đáp ứng miễn dịch tế bào T.

3. Vai trò của giấc ngủ

Người trưởng thành nhu cầu ngủ tối thiểu là bảy giờ mỗi đêm để cải thiện sức khỏe và tinh thần. Vào năm 2016, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đã kết luận rằng, hơn một phần ba người Mỹ không ngủ đủ giấc. Bác sĩ Kimberley Hardin, giám đốc chương trình nghiên cứu sinh về thuốc ngủ tại Đại học California cho rằng.

Nhiều người đã đánh giá thấp tầm quan trọng của giấc ngủ và họ không biết rằng việc ngủ ít hơn bảy giờ mỗi đêm thường xuyên có tác động tiêu cực đến sức khỏe. Giấc ngủ cũng giống như bất cứ thứ gì khác trong cơ thể và nó cần phải được chú ý để chúng ta khỏe mạnh. Một giấc ngủ sâu sẽ khiến bạn cảm thấy sảng khoái, tràn đầy năng lượng sau khi thức dậy.

Thường xuyên ngủ ít hơn năm giờ mỗi đêm có thể làm cho tỷ lệ tử vong cao hơn và ngủ ít hơn bảy giờ trong ba đêm liên tiếp sẽ làm cho cơ thể chúng ta có cảm giác như mất ngủ một đêm.

Giấc ngủ kém có thể gây ra các hậu quả sức khỏe ngắn hạn và dài hạn. Giấc ngủ không tốt có thể dẫn đến các vấn đề lâu dài về tâm trạng, trí nhớ và lượng đường trong máu. Bác sĩ Cameron Suzanne Stevens, một nhà thần kinh học về giấc ngủ tại Hệ thống Y tế Đại học Kansas cho rằng. Những hậu quả ngắn hạn mà giấc ngủ xấu mang lại có thể bao gồm buồn ngủ, phán đoán kém, tai nạn xe hơi, tâm trạng thay đổi, gặp vấn đề về trí nhớ, hay mắc sai lầm tại nơi làm việc, v.v.

Mất ngủ
Giấc ngủ kém chất lượng có thể gây các vấn đề khác nhau đến sức khỏe của người bệnh

Giấc ngủ kém mãn tính không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động tốt vào ngày hôm sau. Giấc ngủ kém có thể làm tăng viêm, huyết áp, kháng insulin, cortisol, tăng cân và bệnh tim mạch, giảm điều hòa lượng đường trong máu, vv....

Một giấc ngủ ngon cũng được là yếu tố bảo vệ bạn chống lại bệnh tim. Một nghiên cứu năm 2019 ở chuột đã tìm thấy mối liên hệ giữa não, tủy xương và các mạch máu bảo vệ chống xơ cứng động mạch. Cơ chế này chỉ diễn ra ở những con chuột có giấc ngủ chất lượng tốt. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng sự hiểu biết về mối liên hệ giữa giấc ngủ và sức khỏe tim mạch sẽ mở đường cho các lựa chọn điều trị mới.

4. Điều kiện để có một giấc ngủ tốt

Mặc dù có nhiều nghiên cứu chứng minh tác động tiêu cực đến sức khỏe của giấc ngủ kém. Nhưng nhiều người vẫn không ngủ đủ giấc hoặc có giấc ngủ không đạt chất lượng. Điều kiện để có một giấc ngủ ngon bao gồm:

  • Môi trường phòng ngủ phải thoải mái, tối, mát mẻ và loại bỏ những phiền nhiễu từ các thiết bị điện tử, vật nuôi.
  • Tập thể dục có thể thúc đẩy giấc ngủ chất lượng tốt hơn.
  • Hạn chế lượng rượu và caffeine tiêu thụ vì chúng có tác động xấu đến chất lượng giấc ngủ.
  • Giấc ngủ ngon nên là ưu tiên hàng đầu vì có rất nhiều điều xảy ra trong thế giới của chúng ta.
cafe
Hạn chế sử dụng caffein sẽ giúp chúng ta có một giấc ngủ tốt

  • Các nhà nghiên cứu đã khuyến cáo ngủ ngon có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Giấc ngủ chất lượng có thể thúc đẩy các tế bào T trong cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng. Nó giúp tăng cường khả năng của các tế bào T tuân thủ và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus và các mầm bệnh khác. Giấc ngủ kém hoặc ngủ không đủ giấc là nguyên nhân của những vấn đề sức khỏe ngắn hạn và dài hạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan