Khi nào cần dùng thuốc chống chuột rút?

Chuột rút là tình trạng thường gặp, đặc biệt khi làm việc và tập thể dục. Trong một số trường hợp, cơn chuột rút xảy ra ngay cả khi bạn đang ngủ, gây ra nhiều cơn đau nhức và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy làm sao để chấm dứt cơn chuột rút và khi nào thì dùng thuốc chống chuột rút được. Cùm tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân bị chuột rút

Tình trạng chuột rút vô căn có thể gây ra bởi những nguyên nhân sau đây:

  • Dẫn truyền thần kinh một cách đột ngột;
  • Máu đến cơ không được cung cấp đủ;
  • Căng cơ quá mức;
  • Tập thể dục quá sức.

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút ban đêm như sau:

  • Sử dụng các cơ nhiều quá mức;
  • Ngồi trong thời gian dài;
  • Đứng làm việc quá lâu trên sàn cứng;
  • Ngồi sai tư thế.

Trong một số trường hợp khác, chuột rút xảy ra như là một triệu chứng của vấn đề sức khỏe hoặc do tác dụng của thuốc, cụ thể như sau:

  • Mất nước, rối loạn điện giải;
  • Rối loạn trao đổi chất;
  • Người bệnh nghiện rượu;
  • Tác dụng không mong muốn của một số thuốc như Statin, thuốc lợi tiểu, Estrogen liên hợp, Pregabalin, Zolpidem..;
  • Người mắc một số bệnh lý liên quan như suy thận, viêm xương khớp, xơ cứng cột bên teo cơ, tiểu đường, bệnh tim mạch (do xơ vữa động mạch hoặc cục máu đông), bàn chân bẹt, xơ gan, bệnh động mạch ngoại vi, bệnh Parkinson.

2. Chuột rút có nguy hiểm không?

Nắm rõ được độ nguy hiểm của tình trạng chuột rút sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về tầm quan trọng trong việc sử dụng thuốc trị chuột rút.

Theo đó, phần lớn trường hợp chuột rút do vận động đều cải thiện sau khi thư giãn, nghỉ ngơi. Chuột rút xảy ra đột ngột khi chơi thể thao, đặc biệt là đạp xe, chạy bộ, bơi lội... có thể làm tăng nguy cơ gặp tai nạn thể thao. Vì vậy bạn cần lưu ý hơn đến việc khởi động kĩ trước khi luyện tập cũng như thư giãn, xoa bóp cơ bắp nhằm ngăn ngừa chuột rút...

Chuột rút xảy ra ở phụ nữ đang mang thai gây nhiều khó chịu, phiền toái cho người bệnh. Việc đi lại thường xuyên kết hợp với xoa bóp cơ xương giúp cải thiện được tình trạng này. Trường hợp chuột rút vẫn còn nghiêm trọng, người bệnh cần đi khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị.

Tình trạng chuột rút có thể là dấu hiệu cảnh báo cho thấy cơ thể đang bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là các khoáng chất như Magie, Canxi, Kali... dẫn đến mất cân bằng điện giải. Người bệnh nên bổ sung nhiều hơn các loại rau trong bữa ăn chính, cùng với đó là các loại hoa quả như cam, chuối, đu đủ, xoài, mơ... Bữa ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng: Chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất vừa tốt cho sức khỏe, hoạt động của hệ cơ xương, vừa phòng ngừa chứng chuột rút hiệu quả.

Tình trạng căng thẳng, stress quá độ làm mất cân bằng hormone trong cơ thể, từ đó dẫn đến chuột rút và các bệnh lý nhịp tim nhanh, tăng huyết áp... Đây là vấn đề nên được giải quyết sớm, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

3. Thuốc điều trị chuột rút sử dụng khi nào?

Thuốc trị chuột rút nên sử dụng khi nào còn phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, cụ thể:

  • Điều trị chuột rút do thiếu Kali, Canxi và Magie: Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú. Ngoài ra, trẻ thanh thiếu niên không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong bữa ăn cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chuột rút. Trong trường hợp này, người bệnh cần sử dụng thuốc có chứa thành phần Kalium, Calcium và Magieum, tăng cường chế độ dinh dưỡng bổ sung lành mạnh, an toàn cho cơ thể. Người bệnh cũng cần lưu ý không bổ sung tất cả các dưỡng chất này cùng một lúc mà thay vào đó cần bổ sung từng chất một để không làm giảm sự hấp thu của từng chất;
  • Điều trị chuột rút do sự lão hóa của hệ mạch, hệ thần kinh hoặc hệ cơ: Thuốc chống co rút cơ trong trường hợp này là thuốc có chứa thành phần Kalium, Calcium và Magieum kết hợp với Vitamin B1 và Vitamin B6;
  • Ngoài ra, một số loại thuốc chống chuột rút có thể được bác sĩ chỉ định là thuốc làm bền, giãn mạch máu lưu thông, cung cấp đủ chất cho hệ cơ và hệ thần kinh... Các loại thuốc này cần được chỉ định bởi bác sĩ điều trị.

4. Biện pháp phòng ngừa chuột rút

Bên cạnh việc dùng thuốc chống chuột rút, một số biện pháp phòng ngừa tình trạng này có thể áp dụng như sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày (khuyến cáo từ 1.5 – 2 lít/ngày), hạn chế dùng các loại thức uống chứa cafein hoặc cồn;
  • Điều chỉnh tư thế ngủ thoải mái, có thể nâng cao chân để giúp dễ chịu hơn khi bị tình trạng chuột rút tấn công. Bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng như đi xe đạp, đi bộ trong vài phút ngay trước giờ đi ngủ;
  • Luyện tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày, lưu ý khởi động các khớp và căng cơ trước, sau khi tập;
  • Mang giày, dép vừa chân;
  • Thực hiện động tác duỗi chân, căng cơ trước khi đi ngủ.

Khi bị chuột rút thường xuyên hay chuột rút nghiêm trọng, kéo dài, người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân, từ đó có các phương pháp điều trị và dùng thuốc hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

885 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan