Khi nào cần xét nghiệm định lượng Glucose máu?

Glucose máu là một chỉ số quan trọng, việc kiểm tra chỉ số này thường niên có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ. Vậy xét nghiệm định lượng glucose máu làm khi nào và có ý nghĩa gì?

1. Xét nghiệm glucose máu là gì?

Xét nghiệm định lượng glucose máu là một kỹ thuật xét nghiệm đánh giá lượng đường trong máu. Xét nghiệm glucose máu là xét nghiệm cho phép đánh giá một người có bị tiểu đường hay không.

Kết quả glucose máu sẽ khác nhau ở các thời điểm trong ngày, mỗi người có chỉ số glucose máu khác nhau và nó có thể biến đổi từng giờ, từng phút.

Glucose (đường) là thành phần được tạo ra từ chế độ ăn uống hằng ngày. Đây cũng là nguồn năng lượng chính cho hầu hết các tế bào trong cơ thể. Khi glucose trong máu bị thiếu hụt hay dư thừa đều gây ra các vấn đề về sức khoẻ như:

Cơ thể chuyển hóa carbohydrat trong thực đơn hàng ngày thành glucose trước khi đi vào máu. Glucose máu được kiểm soát bởi insulin – hormone sản xuất từ tuyến tụy giúp chuyển glucose vào máu chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể.

Nếu tuyến tụy không có khả năng sản xuất insulin/ tế bào không phản ứng với insulin có thể gây ra lượng glucose máu cao- dấu hiệu để nhận biết bệnh tiểu đường. Đây cũng là lý do vì sao xét nghiệm glucose máu có thể cho biết một người đang bị tiểu đường.

2. Mục đích xét nghiệm định lượng glucose máu

Xét nghiệm định lượng glucose máu đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán tiểu. Thông thường sau khi khám, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm định lượng glucose máu với mục đích xác định tải lượng đường huyết.

Các chỉ số này giúp bác sĩ có đánh giá bạn có bị tiểu đường không từ đó có phương án điều trị thích hợp bằng thuốc trị tiểu đường, thay đổi chế độ ăn uống. Trường hợp chỉ số glucose máu quá cao, bạn có thể rơi vào tình trạng nguy hiểm như:

  • Áp lực thấu máu;
  • Nhiễm toan ceton.

Bạn cũng có thể tự kiểm tra glucose máu tại nhà bằng các thiết bị đo đường huyết cá nhân. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra tại nhà này chỉ nhằm mục đích theo dõi glucose máu để điều chỉnh chế độ ăn uống chứ không có giá trị chẩn đoán như xét nghiệm định lượng glucose máu tại các cơ sở y tế.

Nếu bạn thấy cơ thể không khỏe có thể kiểm tra glucose máu. Bên cạnh đó, trước khi làm các phẫu thuật, người bị tiểu đường cần được đánh giá chỉ số glucose máu. Việc làm này nhằm mục đích điều chỉnh liều dùng thuốc gây tê, gây mê. Đảm bảo an toàn cho người bệnh trong khi thực hiện phẫu thuật. Sau hậu phẫu bạn vẫn sẽ được kiểm tra glucose máu liên tục cho đến khi ăn uống bình thường và lượng glucose máu ổn định.

3. Glucose máu bao nhiêu là bình thường?

Glucose máu bình thường vào sáng sớm mới ngủ dậy, trước đó nhịn ăn 8h khi đo đạt 73.8 mg/dl – 106.2 mg/dl (tương đương 4.1 mmol/l – 5,9 mmol/l) được cho là bình thường.

Sau khi ăn từ 1-2h, glucose máu bắt đầu tăng lên, ở ngưỡng 126 mg/dl (7.0 mmol/L). Trường hợp đường trong máu cao hơn mức kể trên, bạn cần chủ động đi khám vì có thể bạn đang gặp vấn đề rối loạn dung nạp glucose.

Trường hợp glucose máu tại thời điểm bất kỳ mà > 200mg/dl (11.1 mmol/l), bác sĩ có thể kết luận bạn đã bị tiểu đường.

4. Xét nghiệm glucose máu thực hiện thế nào?

Xét nghiệm định lượng glucose máu thực hiện bằng 2 phương pháp gồm:

  • Hoá học: mất nhiều thời gian, hiệu quả thấp nên ít được sử dụng;
  • Enzyme: kết quả nhanh, hiệu quả cao, được sử dụng nhiều hơn.

Có 3 loại enzyme được dùng phổ biến trong xét nghiệm định lượng glucose gồm:

4.1. Glucose oxydase

Bạn sẽ được lấy máu ở đầu ngón tay, sau đó nhỏ máu lên thuốc thử có liên kết với dải giấy có chứa glucose oxidase. Nồng độ đường được tính bằng việc so sánh với biểu đồ màu hoặc máy đo phản xạ cầm tay loại dành riêng cho dải giấy có chứa thuốc thử.

Phương pháp xét nghiệm glucose máu này nhanh, tiết kiệm chi phí nhưng còn thủ công nên kết quả dễ bị ảnh hưởng.

4.2. Xét nghiệm glucose máu bằng enzyme hexokinase

Xét nghiệm định lượng glucose máu bằng việc sử dụng enzyme hexokinase khá phổ biến tại các bệnh viện lớn, trang thiết bị hiện đại cho kết quả cao nhưng chi phí cũng cao hơn các phương pháp khác.

4.3. Xét nghiệm glucose máu bằng enzyme glucose dehydrogenase (GDH)

Xét nghiệm glucose máu bằng enzyme glucose dehydrogenase khá đơn giản, phản ứng nhanh và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cần tìm hiểu độ uy tín, chất lượng của máy đo đường huyết để đảm bảo độ chính xác khi sử dụng.

5. Ý nghĩa chỉ số glucose máu

Chỉ số glucose máu cho phép chẩn đoán và đưa ra kết luận bạn có bị tiểu đường hay không. Ngoài ra, chỉ số glucose máu còn cho thấy có thể bạn đang mắc các bệnh lý nào đó.

Glucose máu thấp hơn 4.1 mmol/l trong các trường hợp:

  • Bệnh tuyến tụy;
  • Tụt đường huyết;
  • Các bệnh ở tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến yên...;
  • Sau cắt dạ dày;
  • Uống nhiều thuốc trị tiểu đường;

Glucose máu tăng > 7.0mmol/l thường gặp trong các trường hợp:

  • Tiểu đường;
  • Viêm tuỵ;
  • Bệnh tuyến yên;
  • Bệnh tuyến thượng thận;
  • Đang điều trị bằng corticoid;
  • Nhiễm độc giáp;
  • ...

Để xét nghiệm định lượng glucose máu, bạn không được ăn hay uống bất cứ thứ gì trừ nước lọc trong vòng 8h trước khi lấy mẫu máu. Kết quả xét nghiệm glucose máu lúc đói ở người không bị tiểu đường là từ 3,9 -6,4mmol/L.

Glucose máu cao không phải lúc nào cũng do tiểu đường mà còn có thể do các tác nhân khác.

Xét nghiệm glucose máu định kỳ có ý nghĩa quan trọng giúp bạn tầm soát sức khỏe một cách hiệu quả. Ngoài ra, việc xét nghiệm định lượng glucose máu cũng giúp bạn có kế hoạch bảo vệ sức khỏe tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ bị tiểu đường cũng như giảm các biến chứng do bệnh gây ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: