Kiểm tra thể chất định kỳ gồm những gì?

Kiểm tra thể chất định kỳ là phương pháp tốt nhất để mỗi người tự bảo vệ sức khỏe của chính mình. Tuy nhiên không có một quy trình kiểm tra thể chất cho tất cả mọi người mà tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, tiền sử sức khỏe bản thân và gia đình, bác sĩ sẽ tư vấn những xét nghiệm, khám sàng lọc phù hợp.

1. Tổng quát về kiểm tra thể chất định kỳ

Kiểm tra thể chất định kỳ là phương pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả, giúp phát hiện các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, tim mạch, tiểu đường,...ở giai đoạn sớm để điều trị, can thiệp kịp thời, trước khi chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Kiểm tra thể chất còn giúp đề phòng các nguy cơ bệnh tật có thể xảy ra trong tương lai, bác sĩ và bạn sẽ cùng nhau thảo luận về tiêm phòng vắc-xin, tập luyện thể lực, thay đổi chế độ ăn, lối sống, cách làm việc để ngăn ngừa bệnh tật có thể xảy ra.

Kiểm tra thể chất sẽ giúp bác sĩ đánh giá cơ thể bạn đang hoạt động như thế nào. Không có một quy trình kiểm tra sức khỏe chung cho tất cả mọi người mà tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, tiền sử sức khỏe bản thân và gia đình, ngoài những mục bắt buộc phải có, bác sĩ sẽ tập trung thêm vào một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ, nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch, bạn sẽ được kiểm tra huyết áp, siêu âm tim, xét nghiệm kiểm tra cholesterol máu, đường huyết,...

2. Kiểm tra thể chất định kỳ gồm những gì?

Một bài kiểm tra thể chất định kỳ thông thường sẽ bao gồm những phần sau đây:

2.1. Bác sĩ cập nhật tình trạng sức khỏe của người khám sức khỏe

Nhằm cập nhật tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ có thể hỏi bạn những câu hỏi về công việc, chế độ ăn uống, tập thể dục, các loại thuốc đã sử dụng, bạn có hút thuốc, uống rượu quá mức, có bị dị ứng hoặc có thực hiện bất kỳ cuộc phẫu thuật nào trong thời gian gần đây. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tình trạng tiêm chủng của bạn và cập nhật lịch sử y tế cá nhân và gia đình của bạn.

Nếu bạn cảm thấy cơ thể có dấu hiệu bất ổn, bạn nên trình bày rõ với bác sĩ, điều này rất quan trọng, bác sĩ có thể chỉ định thêm các khám chuyên khoa, xét nghiệm đặc hiệu để kiểm tra tình hình sức khỏe.

Người đồng tính nữ nên khám sức khỏe định kỳ
Bác sĩ có thể hỏi những câu hỏi về công việc, chế độ ăn uống...

2.2. Khám các dấu hiệu sinh tồn

Khám các dấu hiệu sinh tồn trong khám thể chất bao gồm đo huyết áp, kiểm tra nhịp tim, nhịp hô hấp và đo thân nhiệt.

  • Huyết áp: một người có huyết áp bình thường nếu số đo huyết áp dưới 120/80mmHg. Nếu huyết áp cao hơn mức này, tùy vào số đo huyết áp sẽ được phân loại thành tiền tăng huyết áp, tăng huyết áp độ 1, tăng huyết áp độ 2,...
  • Nhịp tim: nhịp tim người bình thường từ 60-100 nhịp/phút. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người khỏe mạnh có nhịp tim chậm hơn 60 nhịp/phút.
  • Nhịp thở: người bình thường khỏe mạnh thường có nhịp thở từ 12 đến 16 nhịp trong một phút. Người hít thở hơn 20 lần mỗi phút có thể mắc các bệnh lý tim phổi.
  • Thân nhiệt: thân nhiệt cơ thể bình thường ở khoảng 37 độ C (hoặc (8.6 độ F), nhưng đôi khi thân nhiệt của một người bình thường có thể cao hoặc thấp hơn một chút.

2.3. Khám tổng quát

  • Quan sát tổng thể: bác sĩ có thể thu thập một lượng lớn thông tin về tình hình sức khỏe thông qua quan sát và nói chuyện với bạn. Bạn có dễ dàng đứng lên và đi bộ không? Làn da của bạn trông có khỏe mạnh không? Phản ứng của bạn khi nói chuyện cũng phản ánh sự nhanh nhạy và khả năng ghi nhớ.
  • Khám tim: bác sĩ sẽ dùng ống nghe để nghe tiếng tim của bạn. Qua nghe tim, bác sĩ có thể phát hiện nhịp tim không đều, tiếng thổi của tim hoặc các dấu hiệu khác nghi ngờ bạn đang có vấn đề tim mạch.
  • Khám phổi: bác sĩ sẽ dùng ống nghe để nghe phổi. Nếu phát hiện những tiếng phổi bất thường như ran phế quản, ran nổ, cọ màng phổi, rít thanh quản,..có thể phổi của bạn đang có vấn đề bất thường.
  • Khám tổng quát đầu và cổ: bác sĩ có thể yêu cầu bạn mở miệng rộng (nói “ah”) để quan sát cổ họng và amidan. Bác sĩ cũng sẽ quan sát răng, nướu để đánh giá sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tai, mũi, xoang, mắt, hạch bạch huyết, tuyến giáp và động mạch cảnh.
  • Khám bụng: bác sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật như gõ, sờ vào bụng của bạn để phát hiện kích thước gan và sự hiện diện của dịch bụng, lắng nghe âm thanh ruột bằng ống nghe,...
  • Khám thần kinh: nhằm đánh giá sức khỏe thần kinh, khả năng điều khiển thần kinh đối với cơ bắp, phản xạ thần kinh, khả năng giữ cân bằng,...
  • Khám da liễu: nhằm phát hiện những bất thường ở da, móng, những bất thường này có thể do các bệnh lý về da liễu hoặc có thể là dấu hiệu của bệnh lý của một cơ quan khác trong cơ thể.
dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám tim mạch
Qua nghe tim, bác sĩ có thể phát hiện nhịp tim không đều, tiếng thổi của tim hoặc các dấu hiệu khác nghi ngờ

2.3.1. Phần kiểm tra thể chất dành riêng cho nam giới

Đối với nam giới, khám thể chất còn có thể bao gồm:

2.3.2. Phần khám thể chất định kỳ dành riêng cho nữ

  • Khám vú: bác sĩ sẽ kiểm tra vú, núm vú, các hạch bạch huyết ở vùng dưới cánh tay,... để phát hiện sớm các bệnh lý về vú, đặc biệt là ung thư vú.
  • Khám phụ khoa vùng chậu: gồm kiểm tra âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung và buồng trứng nhằm phát hiện các viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh lý ở cơ quan sinh dục nữ. Các xét nghiệm Papxét nghiệm HPV có thể được chỉ định thực hiện nhằm sàng lọc ung thư cổ tử cung.
Siêu âm đầu dò khám phụ khoa
Phần khám thể chất định kỳ dành riêng cho nữ

2.4. Các xét nghiệm cận lâm sàng

Các xét nghiệm thường được chỉ định thực hiện trong kiểm tra thể chất định kỳ gồm:

Ngoài ra, Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm cholesterol máu mỗi 4-6 năm. Tuy nhiên, nếu bạn có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm định lượng cholesterol máu thường xuyên hơn.

Nếu bạn thừa cân hoặc có các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm đường máu. Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả người trưởng thành sau 45 tuổi đều cần kiểm tra định kỳ đường huyết, bất kể cân nặng.

4. Một số lưu ý trong kiểm tra thể chất định kỳ

Nên bắt đầu khám sàng lọc ung thư đại trực tràng định kỳ khi bước qua tuổi 50. Nếu gia đình có tiền sử ung thư đại trực tràng, nên được khám sàng lọc sớm hơn.

Đối với phụ nữ, sau tuổi 40 nên bắt đầu thực hiện khám sàng lọc bệnh ung thư vú. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyên phụ nữ từ 40-44 tuổi nên chụp quang tuyến vú để tầm soát ung thư vú. Với phụ nữ 45-55 tuổi nên chụp x-quang tuyến vú mỗi năm. Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có thể chuyển sang chụp quang tuyến mỗi hai năm một lần hoặc có thể tiếp tục sàng lọc hàng năm.

Phụ nữ nên bắt đầu khám kiểm tra mật độ xương trong kiểm tra thể chất định kỳ khi qua tuổi 65. Tuy nhiên, nếu dinh dưỡng không đầy đủ, lối sống ít vận động nên kiểm tra mật độ xương sớm hơn.

Những người trong độ tuổi 55-80 đã hút thuốc lá nhiều năm nên chụp CT phổi hàng năm để sàng lọc ung thư phổi.

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm có thể gây tổn thương gan nặng nề. Bệnh viêm gan C hiện chưa có vắc-xin phòng ngừa, do đó tất cả mọi người đều được khuyến cáo nên xét nghiệm máu để sàng lọc viêm gan C.

Các phương pháp đo mật độ xương để phát hiện nguy cơ loãng xương
Nên bắt đầu khám sàng lọc ung thư đại trực tràng định kỳ khi bước qua tuổi 50. Nếu gia đình có tiền sử ung thư đại trực tràng, nên được khám sàng lọc sớm hơn. Đối với phụ nữ, sau tuổi 40 nên bắt đầu thực hiện khám sàng lọc bệnh ung thư vú. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyên phụ nữ từ 40-44 tuổi nên chụp quang tuyến vú để tầm soát ung thư vú. Với phụ nữ 45-55 tuổi nên chụp x-quang tuyến vú mỗi năm. Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có thể chuyển sang chụp quang tuyến mỗi hai năm một lần hoặc có thể tiếp tục sàng lọc hàng năm. Phụ nữ nên bắt đầu khám kiểm tra mật độ xương trong kiểm tra thể chất định kỳ khi qua tuổi 65. Tuy nhiên, nếu dinh dưỡng không đầy đủ, lối sống ít vận động nên kiểm tra mật độ xương sớm hơn. Những người trong độ tuổi 55-80 đã hút thuốc lá nhiều năm nên chụp CT phổi hàng năm để sàng lọc ung thư phổi. Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm có thể gây tổn thương gan nặng nề. Bệnh viêm gan C hiện chưa có vắc-xin phòng ngừa, do đó tất cả mọi người đều được khuyến cáo nên xét nghiệm máu để sàng lọc viêm gan C.

5. Cần chuẩn bị gì cho kiểm tra thể chất định kỳ?

Bạn thường không cần chuẩn bị gì cho kiểm tra thể chất định kỳ trừ khi bác sĩ yêu cầu xét nghiệm đường máu lúc đói. Nếu được chỉ định xét nghiệm này, bạn cần nhịn ăn trong vòng 8 tiếng trước khi xét nghiệm.

Để đợt khám thể chất diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, bạn có thể chuẩn bị trước một số vấn đề để trao đổi với bác sĩ như:

  • Các triệu chứng bất thường của cơ thể trong thời gian gần đây
  • Các thuốc bạn đang sử dụng, các thức ăn, thuốc bạn bị dị ứng, các thiết bị bạn đang sử dụng trên cơ thể (máy tạo nhịp tim,...)
  • Kết quả các xét nghiệm bạn thực hiện trong thời gian gần đây

Các câu hỏi bạn có thể hỏi bác sĩ trong kiểm tra thể chất định kỳ như:

  • Những xét nghiệm sàng lọc nào độ tuổi của bạn nên thực hiện?
  • Bạn cần tiêm những loại vắc-xin nào?
  • Có điều gì trong tiền sử sức khỏe gia đình làm khiến bạn tăng nguy cơ mắc một số bệnh không?
  • Những thay đổi nào về lối sống, chế dinh dưỡng,... bạn có thể thực hiện để cải thiện tình trạng sức khỏe

Người có sức khỏe sẽ có hy vọng, người có hy vọng sẽ có mọi thứ. Kiểm tra thể chất định kỳ là phương pháp tốt nhất để mỗi người tự bảo vệ sức khỏe của chính mình. Phòng bệnh bao giờ cũng dễ dàng và hiệu quả hơn chữa bệnh. Qua khám thể chất định kỳ, bệnh tật và các nguy cơ bệnh được phát hiện từ giai đoạn sớm, điều trị kịp thời giúp mang lại hiệu quả cao, ít nguy cơ xảy ra các biến chứng, tiết kiệm thời gian, tiền bạc.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan