Làm gì khi bị chín mé?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc - Bác sĩ Nội tổng quát - Nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Chín mé đầu ngón tay, ngón chân là tình trạng nhiễm trùng và mưng mủ, sưng, áp xe do tụ cầu khuẩn vàng và virus Herpes gây ra. Chín mé mưng mủ nếu không được điều trị, xử trí đúng cách có thể để lại biến chứng nguy hiểm. Vậy khi tay, chân bị chín mé phải làm sao?

1. Chín mé đầu ngón tay, ngón chân là bệnh gì?

Chín mé đầu ngón tay, ngón chân là một trong những bệnh ngoài da rất hay gặp. Bệnh do tụ cầu khuẩn vàngHerpes gây mưng mủ, sưng và áp xe ở đầu ngón tay hoặc ngón chân.

Chín mé là có thể tiến triển nặng và gây các biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí phù hợp, người bệnh không giữ gìn vệ sinh tốt.

2. Chín mé đầu ngón tay, ngón chân tiến triển như thế nào?

Chín mé đầu ngón tay hoặc ngón chân thường tiến triển cụ thể như sau:

  • Trong 1 - 3 ngày đầu tiên sau khi bị tổn thương, ở đầu ngón tay hoặc ngón chân sẽ bị tấy đỏ, sưng phồng, gây ngứa và nhức, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và khó cử động ngón tay, ngón chân do bị cứng.
  • Trong 4 -7 ngày tiếp theo, tổn thương viêm nhiễm trùng bắt đầu lan rộng ra xung quanh ngón tay hoặc ngón chân, gây đau nhức, căng và giật theo từng nhịp mạch đập. Lúc này, tình trạng viêm có thể khiến người bệnh bị sốt nhẹ.
Chín mé
Tình trạng nhiễm trùng gây đau nhức ở người bệnh chín mé

3. Tay, chân bị chín mé phải làm sao?

Khi bị chín mé đầu ngón tay, ngón chân, người bệnh cần:

  • Giữ gìn vệ sinh vùng bị chín mé bằng cách rửa vùng tổn thương với thuốc tím pha loãng có pha loãng với nước. Sau khi vệ sinh cần bôi thuốc kháng sinh dạng mỡ như Fucidin, Foban hoặc Bactroban, để hạn chế sự gia tăng tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, lưu ý cần bôi thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trong trường hợp, người bệnh bị chín mé mưng mủ, cần đến cơ sở y tế ngay để được xử trí đúng cách. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành rạch để dẫn lưu mủ thoát ra. Bác sĩ cũng chỉ định người bệnh dùng kết hợp thuốc kháng sinh.
  • Nếu sau khi điều trị nêu trên nhưng chỗ bị chín mé vẫn sưng và gây đau nhiều, hoặc không đáp ứng điều trị thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp X-quang để xem xét chín mé có gây biến chứng không.

Để phòng ngừa bị chín mé ở đầu ngón tay, ngón chân, cần lưu ý:

  • Thường xuyên vệ sinh, rửa tay, chân sạch sẽ mỗi ngày.
  • Không ngâm tay, chân quá lâu trong nước.
  • Tránh đi chân trần, đặc biệt là ở vùng đất cát.
  • Không cắt móng tay, móng chân sát vào da, đặc biệt là vùng sâu hai bên cạnh móng của ngón tay, ngón chân. Giữ móng dài hơn da để tránh góc móng tay, chân đâm vào da gây chín mé.

Chín mé
Người bị chín mé cần thường xuyên vệ sinh, rửa tay háng ngày

Khi bị chín mé đầu ngón tay, ngón chân, trước tiên người bệnh cần ngăn ngừa vùng bị nhiễm trùng bằng cách vệ sinh và bôi kháng sinh. Nếu có hiện tượng mưng mủ cần đến ngay cơ sở y tế để được rạch mủ và xử trí phù hợp, tránh để lâu hoặc tự ý điều trị không đúng cách gây biến chứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

758.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan