Nguyên nhân gây bệnh loãng xương

Bài viết bởi Bác sĩ CKII Hoàng Thị Hiền - Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị khác nhau. Biết được các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh loãng xương sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả hơn.

1. Tìm hiểu về bệnh loãng xương

Loãng xương (Osteoporosis) là một rối loạn chuyển hóa gây tổn thương sức mạnh của xương và làm tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng và chất lượng của xương.

Cơ chế loãng xương bao gồm: Hủy xương (Resorption) > tạo xương (Formation)🡺 Loãng xương

2. Nguyên nhân gây bệnh loãng xương

Người bệnh có thể được chẩn đoán loãng xương nguyên phát hoặc thứ phát, trong đó:

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương nguyên phát:

  • Loãng xương sau mãn kinh
  • Loãng xương người già

Nguyên nhân gây loãng xương thứ phát là do:

Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương bao gồm:

  • Tuổi cao
  • Giới
  • Tiền sử gãy xương do loãng xương (bao gồm cả gãy lún đốt sống)
  • Tiền sử cha mẹ có gãy xương đùi
  • BMI thấp
  • Các bệnh lý viêm hệ thống (VKDT, VCSDK...)
  • Loãng xương thứ phát
  • Hút thuốc lá
  • Uống rượu ≥ 3 ly/ngày
  • Uống glucocorticoid (ví dụ prednisolon) ≥ 5 mg/ngày ≥ 3 tháng
Loãng xương
Người bệnh có thể được chẩn đoán loãng xương nguyên phát hoặc thứ phát

3. Chẩn đoán loãng xương

3.1 Chẩn đoán cận lâm sàng

Các xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán loãng xương bao gồm:

  • Đánh giá khối lượng xương (Bone Mineral Density- BMD): Đo hấp phụ năng lượng tia X kép (DXA), siêu âm định lượng
  • X Quang quy ước, X Quang kỹ thuật số
  • Các xét nghiệm marker chu chuyển xương: Định lượng Osteocalcin, Bone Specific Alkaline Phosphatase (BSAP) trong máu để đánh giá quá trình tạo xương. Các xét nghiệm sinh hóa máu, canxi máu, canxi niệu. Các nghiệm kiểm tra tuyến cận giáp, Phosphatase Alcaline, Định lượng các hormon sinh dục nữ. Định lượng cortison máu.

3.2 Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ có thể chẩn đoán loãng xương ở người bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng như:

  • Giảm chiều cao: Giảm 2cm trong 3 năm
  • Gù lưng
  • Dễ gãy xương

Người bệnh được chẩn đoán loãng xương nặng (WHO) khi: T-Score ≤ -2,5 kèm theo có gãy xương

4. Các đối tượng cần đo loãng xương

Một số đối tượng nên thực hiện đo loãng xương định kỳ:

  • Nữ giới trên 65 tuổi
  • Nam giới trên 70 tuổi
  • Nữ giới trên 50 tuổi có gãy xương do loãng xương
  • Nữ giới sau tuổi mãn kinh có các yếu tố nguy cơ chính
  • Đối tượng dùng corticoid kéo dài (7,5 mg prednisolon trong ít nhất 3 tháng)
  • Đối tượng mắc các bệnh toàn thân có gây tăng nguy cơ loãng xương (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp...)
người cao tuổi
Nam giới trên 70 tuổi nên thực hiện đo loãng xương định kỳ

5. Chỉ định điều trị loãng xương

  • T- score ≤ -1,5 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ
  • T- score ≤ - 2,0 mặc dù không có yếu tố nguy cơ
  • Phụ nữ trên 65 tuổi có từ 2 yếu tố nguy cơ trở lên
  • Phụ nữ mãn kinh có gãy xương

Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ điều trị sẽ cho những chỉ định điều trị phù hợp. Việc điều trị thuốc phải tuân thủ lâu dài, kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập thể dục mới đem lại hiệu quả.

6. Phòng ngừa loãng xương

  • Cung cấp Calcium –Vitamin D theo nhu cầu
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Giảm nguy cơ té ngã
  • Giữ cân nặng hợp lý
  • Ngưng hút thuốc, giảm rượu bia

Phòng bệnh ở một số đối tượng đặc biệt:

  • Phụ nữ sau mãn kinh: Có thể dùng HRT
  • Người trẻ có nguy cơ LX cao: Có thể dùng bisphosphonates
  • Nam giới trẻ (suy SD): Có thể dùng testosterone....

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị loãng xương tại Bệnh viện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo:

  • Bolland MJ et al.” Effective osteoporosis treatment on mortality in eight randomized placebo – controlled trials”. J Clin Endocrinol Metab. 2010;95:1174-1181.
  • European guidance for the diagnosis and management of osteoporosis in postmenopausal women. International Osteoporosis Foundation and National Osteoporosis Foundation 2012

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan