Những điều cần biết về xét nghiệm kháng thể thủy đậu

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Vượng - Bác sĩ Xét nghiệm vi sinh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Thủy đậu là căn bệnh thường gặp hiện nay. Thủy đậu được coi là bệnh lành tính, tuy nhiên, bệnh sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm nếu điều trị không đúng cách. Để xác định sự có mặt của virus thủy đậu trong cơ thể, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm thủy đậu.

1. Dấu hiệu của bệnh thủy đậu

Hầu hết chúng ta đều mắc phải bệnh thủy đậu ít nhất một lần trong đời. Một số dấu hiệu đặc trưng thường gặp ở những bệnh nhân bị thủy đậu, bao gồm:

  • Tình trạng nổi mẩn ngứa, phát ban
  • Mụn nước trong hoặc có màu đục xuất hiện. Sau vài ngày, chúng sẽ se lại và đóng vảy
  • Cảm giác mệt mỏi, nhức đầu.
dấu hiệu thủy đậu
Mụn nước là đặc trưng thường gặp ở người bị mắc bệnh thủy đậu

Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc biến chứng thủy đậu, bao gồm:

Bệnh nhân mắc thủy đậu chỉ cần kiêng khem, chăm sóc đúng cách, đồng thời sử dụng thuốc bôi tiêu diệt virus thủy đậu sẽ lành bệnh bởi đây là căn bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng da, viêm não, viêm phổi,... Chính vì thế, khi xuất hiện các biểu hiện trên, bệnh nhân cần sớm được thực hiện xét nghiệm kháng thể thủy đậu.

2. Xét nghiệm kháng thể thủy đậu là gì?

Để phát hiện chính xác nguyên nhân và xác định phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp, khi thấy các triệu chứng của bệnh thủy đậu, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm thủy đậu.

Thực hiện xét nghiệm kháng thể thủy đậu giúp xác định cơ thể bạn có đang sản xuất các kháng thể với virus thủy đậu hay không. Xét nghiệm này dựa trên kháng thể của cơ thể chống lại virus gây bệnh. Vì vậy, xét nghiệm có thể dương tính nếu cơ thể có kháng thể, kể cả những trường hợp đã từng tiêm vắc -xin thủy đậu.

Kết quả xét nghiệm thủy đậu sẽ cho biết có sự xuất hiện của kháng thể virus thủy đậu hay không, cụ thể:

  • Kháng thể IgG trong máu dương tính và IgM âm tính: bệnh nhân nghi ngờ bệnh thủy đậu không có các dấu hiệu lâm sàng. Trường hợp này có nghĩa là cơ thể bạn đang được bảo vệ trước sự tấn công của virus Varicella zoster (VZV). Điều này có thể do bạn đã được tiêm phòng hoặc đã từng bị thủy đậu.
  • Không có kháng thể trong máu: bạn sẽ được tiêm phòng vắc -xin trong trường hợp cần thiết và được theo dõi để phòng ngừa bệnh.
  • Kháng thể IgM dương tính, IgG dương tính hoặc âm tính: trong trường hợp này, bạn đã bị nhiễm virus thủy đậu. Bạn cần được điều trị kịp thời nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm.

Khi thai phụ bị thủy đậu, sẽ xuất hiện một số nguy cơ cho thai tùy thuộc vào tuần thai khi bị nhiễm:

  • 3 tháng đầu thai kỳ: Nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0.4% với dấu hiệu điển hình là sẹo ở da. Một số bất thường khác có thể xảy ra, bao gồm: đục thủy tinh thể, chậm phát triển, bệnh lý võng mạc...
  • 3 tháng giữa thai kỳ: Nguy cơ thai nhi mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%
  • Tỉ lệ tử vong bé sơ sinh lên đến 25 - 30% số trường hợp bị nhiễm, nếu người mẹ bị nhiễm bệnh trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh.

Việc thực hiện xét nghiệm thủy đậu sẽ giúp đưa ra quyết định liệu có cần tiêm vắc-xin ngừa bệnh hay không đối với những người bình thường hoặc những người chuẩn bị mang thai.

thủy đậu
Xét nghiệm thủy đậu trước khi mang thai để tránh nguy cơ cho cả mẹ và bé

3. Các phương pháp xét nghiệm thủy đậu

Một số phương pháp xét nghiệm thủy đậu phổ biến hiện nay, bao gồm:

  • Tìm kháng thể IgG và IgM trong máu thông qua xét nghiệm huyết thanh học, bằng phương pháp miễn dịch hóa phát quang
  • Xác định sự có mặt của virus thủy đậu trong máu bằng xét nghiệm PCR
  • Tăng hiệu giá kháng thể trong huyết thanh. kháng thể sẽ tăng gấp 2-4 lần trước đó, sau 2 tuần nhiễm bệnh.

Bệnh nhân sẽ được thực hiện xét nghiệm thủy đậu với các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào cơ sở xét nghiệm cũng tình trạng người bệnh.

4. Các biện pháp phòng ngừa thủy đậu

Một số biện pháp phòng ngừa thủy đậu hiệu quả bao gồm:

  • Tiêm chủng ngừa thủy đậu khi còn bé hoặc trước khi mang thai ít nhất 3 tháng
  • Không nên tiếp xúc với bệnh nhân bị thủy đậu khi mang thai
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ
  • Giữ vệ sinh môi trường tốt

Đặc biệt, nếu bạn bị nhiễm virus thủy đậu, bạn có thể thực hiện một số biện pháp khắc phục bệnh, chẳng hạn như:

  • Tránh không gãi làm mụn nước bể và lan sang vùng khác khi phát ban, nổi mụn nước
  • Để giảm ngứa, bạn nên tắm bằng nước ấm hoặc nấu cùng một số loại lá
  • Để tránh nhiễm trùng, bạn nên sử dụng thuốc xanh Metyl bôi vào các nốt mụn đã đóng vảy
  • Nhằm tránh ảnh hưởng đến các nốt mụn bọc ở khoang miệng, không nên ăn nhạt
  • Không được dùng aspirin

Nhắm tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bệnh nhân bị thủy đậu cần được điều trị kịp thời và đúng cách. Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa thủy đậu.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: