Những đối tượng có nguy cơ ngủ gật khi lái xe?

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bách - Bác sĩ chuyên khoa Hô Hấp - Đơn nguyên Hô hấp - Dị ứng Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Ngủ gật khi lái xe có thể để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng, đặc biệt đây là nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn giao thông liên tiếp trong thời gian qua. Vậy những đối tượng nào có nguy cơ ngủ gật khi lái xe?

1. Thực trạng ngủ gật khi lái xe hiện nay

Ngủ gật khi lái xe thường gây ra các vụ tai nạn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến người cũng như tài sản kinh tế. Trong các cuộc thăm dò do Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia và các tổ chức khác thực hiện, khoảng 60% tài xế thừa nhận lái xe trong khi cảm thấy buồn ngủ, khoảng 40% đã gật đầu hoặc ngủ thiếp đi khi lái xe trong năm trước và khoảng một phần tư báo cáo lái xe buồn ngủ ít nhất một lần mỗi tháng. Trong số thanh thiếu niên, 50 đến 70 phần trăm thừa nhận lái xe buồn ngủ trong năm qua và 15 phần trăm báo cáo làm như vậy ít nhất một lần mỗi tuần. Buồn ngủ tự báo cáo trong khi lái xe có liên quan đến sự gia tăng 2,5 lần nguy cơ tai nạn xe cơ giới tương đối.

Lái xe buồn ngủ chiếm khoảng một trong sáu căn nguyên tai nạn nghiêm trọng và một trong tám căn nguyên tai nạn dẫn đến nhập viện tài xế hoặc hành khách. Tỷ lệ phần trăm cao này phù hợp với việc quan sát các vụ tai nạn lái xe buồn ngủ xảy ra ở tốc độ cao, mà không có các thao tác tránh né như phanh hoặc chuyển hướng, có thể giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của tai nạn.

Ngủ gật khi lái xe
Ngủ gật tiềm ẩn nhiều hiểm hoạ khi lái xe

Lái xe buồn ngủ chiếm khoảng một trong sáu căn nguyên tai nạn nghiêm trọng và một trong tám căn nguyên tai nạn dẫn đến nhập viện tài xế hoặc hành khách. Tỷ lệ phần trăm cao này phù hợp với việc quan sát các vụ tai nạn lái xe buồn ngủ xảy ra ở tốc độ cao, mà không có các thao tác tránh né như phanh hoặc chuyển hướng, có thể giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của tai nạn.

Các báo cáo về số vụ tai nạn do lái xe buồn ngủ có thể thấp, vì các tài xế có thể không nhận thức và báo cáo về cơn buồn ngủ của họ khi tường trình. Ngoài ra, nhiều nhân viên thực thi pháp luật không được đào tạo đầy đủ để nhận ra các vụ đâm xe do căn nguyên buồn ngủ và sau khi xảy ra tai nạn. Khi một vụ tai nạn có yếu tố liên quan đến nồng độ cồn thì các báo cáo về tình trạng ngủ gật cũng thường không được ghi vào tường trình.

Một nghiên cứu tự nhiên sử dụng máy quay video trên xe để đánh giá tình trạng buồn ngủ cho thấy buồn ngủ là một yếu tố trong 10% của tất cả các vụ tai nạn và trong 11% các vụ tai nạn dẫn đến thiệt hại đáng kể về tài sản.

Buồn ngủ làm suy yếu một loạt các chức năng nhận thức rất quan trọng đối với việc lái xe, bao gồm phán đoán, chú ý, chức năng điều khiển, tốc độ xử lý, tỉnh táo, tốc độ phản ứng và phối hợp cơ bắp. Những hiệu ứng nhận thức này có thể xuất hiện cả trong những giấc ngủ ngắn ngủi kéo dài từ một phần của giây đến 30 giây.

Ngủ gật khi lái xe
Một số đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao buồn ngủ khi lái xe

Trong một giấc ngủ ngắn, một cá nhân trải qua sự mất hiệu lực tạm thời trong ý thức và không thể đáp ứng với các kích thích giác quan. Điện não đồ (EEG) chứng minh thấy giấc ngủ trong phạm vi sóng theta (4 đến 7 Hz) được đặt chồng lên trên nền của nhịp thức tỉnh (alpha) (8 đến 12 Hz). Mặc dù, có bằng chứng EEG về giấc ngủ, hầu hết các cá nhân đều không biết về một giấc ngủ siêu nhỏ và tin rằng họ đã thức. Các biểu hiện hành vi của giấc ngủ này bao gồm gật đầu, đóng mí mắt chậm và rủ mí mắt.

Trong các thử nghiệm giả lập lái xe, các đối tượng thiếu ngủ có độ lệch làn đường (lái) nhiều hơn và các vụ va chạm mô phỏng nhiều hơn so với các đối tượng được nghỉ ngơi tốt. Tác dụng tương tự cũng được ghi nhận ở những bệnh nhân bị gián đoạn giấc ngủ mãn tính do rối loạn giấc ngủ không được điều trị như ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA).

Các yếu tố nhịp sinh học cũng ảnh hưởng đến hiệu suất lái xe. Các tai nạn do ngủ gật có xu hướng trùng với thời điểm có nhu cầu giấc ngủ cao nhất: sáng sớm (nửa đêm đến 7 giờ sáng) và giữa chiều (3 giờ chiều). Các quan sát này là rõ ràng nhất trong số các lái xe trẻ tuổi. Sự khác biệt giữa các cá nhân cũng có thể đóng một vai trò trong hiệu suất lái xe, vì những người trưởng thành khỏe mạnh cho thấy sự khác biệt rõ rệt về hiệu suất hoạt động thần kinh sau khi thiếu ngủ.

2.Những đối tượng có nguy cơ ngủ gật khi lái xe?

Mặc dù lái xe buồn ngủ là một vấn đề phổ biến có thể xảy ra trong tình huống ở bất kỳ tài xế nào, nhưng có một số nhóm nhất định được coi là có nguy cơ cao, bao gồm cả lái xe trẻ tuổi, bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ như ngủ tắc nghẽn ngưng thở (OSA) và chứng ngủ rũ và lái xe thương mại...

Thức khuya
Thói quen thức khuya là nguyên nhân khiến lái xe trẻ tuổi dễ lái xe buồn ngủ

2.1. Tài xế thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi

Người lái xe trẻ tuổi có nguy cơ đặc biệt cao đối với các vụ va chạm liên quan đến lái xe buồn ngủ. Trong một nghiên cứu ở Mỹ kiểm tra hơn 4000 vụ tai nạn lái xe buồn ngủ, những người lái xe từ 16 đến 24 tuổi, chủ yếu là nam giới, chiếm hơn một nửa số vụ tai nạn. Nhiều yếu tố có thể góp phần vào nguy cơ tai nạn lái xe buồn ngủ ở thanh thiếu niên, bao gồm: Đối với những người trẻ tuổi thời gian ngủ có thể thiếu trong điều kiện công việc hoặc nghiên cứu cường độ cao, cùng với độ tuổi thanh niên có nhiều sở thích nên hay đi ngủ muộn, thức khuya, để kịp thời gian học và làm việc thì phải thức dậy sớm. Hơn một nửa số thanh thiếu niên báo cáo nhận được ít hơn số giờ ngủ được khuyến cáo mỗi đêm. Các yếu tố khác ảnh hưởng như lối sống, công việc và bài tập được giao về nhà, sau các hoạt động ở trường, thể thao, công việc và các hoạt động xã hội.

2.2. Sử dụng rượu và các chất kích thích khác

Lái xe vào những thời điểm trong ngày khi cơn buồn ngủ có xu hướng rõ rệt nhất, tức là buổi sáng và buổi chiều, trong khi đi làm và đến trường, đêm muộn vào cuối tuần và sau các sự kiện xã hội.

Dễ bị ảnh hưởng hơn đối với tình trạng thiếu ngủ. Trung bình, người trẻ phản ứng nhanh hơn người lớn tuổi. Tuy nhiên, sau khi thiếu ngủ, những người lái xe trẻ tuổi có thời gian phản ứng chậm hơn nhiều so với những người lái xe lớn tuổi. Thiếu ngủ cũng có thể làm suy giảm chức năng điều hành, dẫn đến sự bốc đồng, gây hấn và đưa ra quyết định rủi ro.

sử dụng rượu bia
Sử dụng rượu bia khi lái xe là nguyên nhân gây ra những cơn buồn ngủ và tai nạn

2.3. Ngưng thở khi ngủ và các rối loạn giấc ngủ khác

Hội chứng ngưng thở khi ngủ (OSA) làm tăng nguy cơ bị tai nạn từ hai đến ba lần. Trong một phân tích tổng hợp của 16 nghiên cứu quan sát, hầu hết trong số đó là hồi cứu, nguy cơ tai nạn tương đối ở bệnh nhân mắc OSA so với nhóm chứng là 2,4. Các yếu tố được xác định nhất quán liên quan đến nguy cơ gia tăng là chỉ số khối cơ thể, chỉ số ngưng thở và giảm mức độ thiếu oxy. Sự hiện diện của buồn ngủ ban ngày dự đoán nguy cơ ngủ gật nhưng một số nghiên cứu khác, cho thấy dù lái xe không báo cáo cảm giác buồn ngủ khi tham gia giao thông không loại bỏ rủi ro tai nạn. Các yếu tố nguy cơ khác làm tăng rủi ro bao gồm tuổi cao và sử dụng đồng thời rượu hoặc thuốc an thần.

Bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ khác: chứng ngủ rũ hoặc mất ngủ mãn tính cũng có thể tăng nguy cơ bị tai nạn lái xe buồn ngủ, mặc dù dữ liệu bị hạn chế hơn.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Hội chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ bị tai nạn từ hai đến ba lần

2.4. Thuốc an thần kinh

Nhiều nhóm thuốc có thể gây buồn ngủ, bao gồm cả thuốc benzodiazepin, thuốc phiện, thuốc ngủ an thần, thuốc chống co giật, thuốc chống dị ứng, thuốc chống trầm cảm. Những loại thuốc này có nguy cơ gây buồn ngủ khi lái xe một mình và đặc biệt là kết hợp với các loại thuốc khác.

Các nhóm có nguy cơ, đặc biệt là những người nhận được một liều thuốc mới hoặc tăng liều; những người đang sử dụng nhiều loại thuốc an thần, những người đang sử dụng thuốc an thần ở liều cao và người lớn tuổi.

Một nghiên cứu ở người lớn tuổi cho thấy nguy cơ tai nạn giao thông đã tăng gần 50% trong tuần đầu tiên sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc benzodiazepine. Nhiều nghiên cứu cho thấy tăng nguy cơ cũng liên quan đến việc sử dụng thuốc chống trầm cảm hoặc ma túy.

2.5 Lái xe thương mại

Lái xe thương mại đã được xác định là một nhóm có nguy cơ cao mất tỉnh táo khi đi xe và hậu quả của nó. Các yếu tố đóng góp bao gồm thiếu ngủ, lái xe qua đêm (tại thời điểm cơ thể có nhu cầu giấc ngủ cao nhất) và tỷ lệ mắc bệnh OSA cao.

Trong một cuộc thăm dò ý kiến ​​của công nhân vận tải, 20% thừa nhận có lái xe trong khi buồn ngủ tại thời điểm 1 tháng vừa qua. Một nghiên cứu khác cho thấy 14 phần trăm tài xế xe tải thương mại đường dài ngủ trung bình dưới năm giờ mỗi ngày.

OSA là một nguyên nhân phổ biến của buồn ngủ ban ngày và là yếu tố nguy cơ dẫn đến mất sự tỉnh táo khi lái xe. Tỷ lệ ngưng thở khi ngủ được báo cáo ở những người lái xe tải thương mại là rất cao, dao động từ 28 đến 80%. Tỷ lệ phổ biến cao ở các tài xế xe tải thương mại là nam giới, trung niên và có thừa cân.

Một số quốc gia yêu cầu: Người lái xe thương mại có tiêu chuẩn riêng để đánh giá tình trạng sức khỏe đảm bảo công việc giao thông, dựa trên thực tế là các vụ tai nạn liên quan đến xe thương mại có nhiều nguy cơ rủi ro dẫn đến hậu quả cho bản thân và cộng đồng, làm tăng chi phí xã hội.

Lái xe thương mại
Lái xe thương mại là nhóm đối tượng dễ mất tỉnh táo khi lái xe

2.6. Nghề nghiệp có rủi ro cao khác

Nhân viên nhà y tế: Đây là nhóm nghề có nguy cơ cao bị tai nạn lái xe buồn ngủ khi làm việc theo ca kéo dài và ca đêm. Những phát hiện này đã được chứng thực trong các nghiên cứu giả lập lái xe và đã đóng góp cho các quy định về giờ làm việc nhằm hạn chế số ca làm việc kéo dài và số giờ làm việc hàng tuần cho thực tập sinh.

Nhân viên thực thi pháp luật: Một nghiên cứu đã đánh giá gần 5000 nhân viên thực thi pháp luật của tiểu bang và địa phương tại Hoa Kỳ và Canada về rối loạn giấc ngủ và buồn ngủ. Tổng cộng có 40% sàng lọc dương tính với chứng rối loạn giấc ngủ; 46% thừa nhận đã ngủ thiếp đi khi lái xe, và 26% nói rằng điều này đã xảy ra một đến hai lần trong tháng qua.

Nhân viên làm ca đêm hoặc luân phiên: Công nhân làm ca đêm và xoay vòng có nguy cơ mắc lỗi và tai nạn cao hơn, bao gồm cả tai nạn, do ngủ không đủ giấc, bởi họ có thể lái xe về nhà vào sáng sớm, vì nhịp sinh học đây là thời gian có nhu cầu giấc ngủ cao.

Công nhân làm ca đêm
Công nhân làm ca đêm là đối tượng dễ có nguy cơ ngủ gật khi lái xe

Có nhiều đối tượng có thể xảy ra ngủ gật khi lái xe, dựa vào yếu tố nghề nghiệp, thời gian làm ca, khai báo y tế... có thể nhận ra. Những người có đặc thù công việc nên nhận được lời khuyên và được giám sát nếu việc ngủ gật trong khi lái xe của họ có thể gây ra hậu quả đến nhiều người. Rất nhiều tình trạng như: hội chứng ngưng thở khi ngủ, sử dụng thuốc an thần kinh có thể được can thiệp y tế và sự tỉnh táo khi điều khiển phương tiện sẽ cải thiện. Ngoài ra còn nhiều giải pháp về mặt giáo dục, xã hội để ngăn chặn các vụ tai nạn do cơn buồn ngủ ảnh hưởng đến người điều khiển phương tiện giao thông.

Tai nạn giao thông thường để lại những hậu quả đáng tiếc về người và tài sản kinh tế. Do đó, việc nhận biết và điều trị triệu chứng ngủ gật khi lái xe là việc làm cần thiết.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang tiếp tục triển khai Gói sàng lọc hội chứng ngừng thở khi ngủ dành cho nhiều đối tượng khách hàng, trong đó có những người có các triệu chứng như: ngủ ngáy, buồn ngủ ban ngày quá mức, hay mệt mỏi, thiếu tập trung, rối loạn giấc ngủ, ngừng thở khi ngủ,... đặc biệt những tài xế lái xe thường xuyên ngủ không đúng giờ giấc.

Với đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm, có nhiều năm công tác trong nghề sẽ đưa ra lời tư vấn và phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất cho bạn.

Quý khách có nhu cầu khám tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có thể đăng ký khám tại hệ thống Bệnh viện, Phòng khám Vinmec trên toàn quốc TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan