Pha loãng máu trước phẫu thuật

Bài viết được tư vấn chuyên môn Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Ngát - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Máu bị mất trong phẫu thuật là loại ít hồng cầu và nhiều huyết tương. Pha loãng máu trước phẫu thuật nhằm mục đích tạo trạng thái ổn định huyết động cho người bệnh và hạn chế việc truyền máu đồng loại.

1. Đại cương về pha loãng máu trước phẫu thuật

Việc pha loãng máu trước phẫu thuật được thực hiện ở những đối tượng không có rối loạn chức năng sống và không quá thiếu máu. Lúc này, chúng ta có thể thực hiện lấy ra khỏi cơ thế một hoặc nhiều đơn vị máu, phần thể tích máu bị thiếu sẽ được bù lại ngay sau đó bằng dung dịch tinh thể hoặc dung dịch keo. Phần máu tươi sau khi lấy ra phải được bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn để truyền lại cơ thể người bệnh ngay sau khi tình trạng mất máu do phẫu thuật kết thúc.

Tuỳ theo thể trạng bệnh nhân để tính toán số đơn vị máu lấy ra sao cho phù hợp, thông thường giá trị hematocrit sau khi lấy máu phải xấp xỉ 30%.

2. Chỉ định và chống chỉ định của phương pháp

Chỉ định

  • Các ca phẫu thuật mà bệnh nhân có khả năng sẽ mất nhiều máu, tầm trên 1 lít.
  • Người lớn thực hiện các phẫu thuật tim, u, chấn thương chỉnh hình.
  • Có vấn đề về các cơ quan sống nhưng không làm suy chức năng, tiêu chuẩn sức khỏe ASA I và II, lượng hematocrit bạn đầu lớn hơn hoặc bằng 35%.

Chống chỉ định

  • Tiêu chuẩn sức khỏe ASA III, IV, tức là suy các chức năng sống, nhiễm khuẩn nặng, thiếu khối lượng tuần hoàn.
  • Mắc các bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao như: HIV, viêm gan,...
  • Những ca phẫu thuật số lượng máu lấy ra nhiều hơn số máu mất đi.
  • Không được làm ở những bệnh viện không đủ phương tiện và dụng cụ.
Phẫu thuật tim
Chỉ định các ca phẫu thuật mà bệnh nhân có khả năng sẽ mất nhiều máu như phẫu thuật tim

3. Công tác chuẩn bị trước khi thực hiện pha loãng máu

  • Bác sĩ thực hiện phải chuyên về khoa huyết học và truyền máu, bác sĩ gây mê hồi sức được đào tạo về kỹ thuật pha loãng máu.
  • Máy theo dõi các chỉ số huyết động như: huyết áp động mạch, điện tim, độ bão hoà oxy mao mạch.
  • Máy xét nghiệm hematocrit
  • Bộ dụng cụ lấy máu: kim, dây lấy máu
  • Bộ dụng cụ bảo quản máu: chai hoặc túi đựng máu có chứa chất chống đông CPD hoặc ACD, tủ lạnh.

4. Thao tác tiến hành

4.1. Tính toán lượng máu tối đa có thể rút ra ở người bệnh

  • lượng cơ thể. V1 = 70mL x P kg.
  • Thử giá trị Hct1 ban đầu rồi tính lượng máu có thể rút ra để giảm xuống 30% bằng công thức sau đây:
  • V2 = (Hct1 - 30) x V1/Hct1
  • Giá trị V2 chính là lượng máu chúng ta có thể rút đi từ cơ thể người bệnh trước phẫu thuật.

4.2. Các bước tiến hành

Trước khi thực hiện rút máu để pha loãng cần nói trước cho bệnh nhân thao tác tiến hành, mục đích của việc pha loãng máu, những rủi ro có thể xảy ra để người bệnh hợp tác. Tuy nhiên quy trình vô cùng đơn giản giống như lấy máu thông thường ở khoa huyết học.

Các bước lấy máu:

  • Dùng mũi kim loại 14G hoặc 16G để chọc vào tĩnh mạch khuỷu tay (có thể chọc ở tĩnh mạch nền hoặc tĩnh mạch cánh tay đầu).
  • Sau khi máu ra thì để túi máu xuống thấp hơn so với người bệnh để máu có thể ra theo trọng lượng, không được đặt garo ở tay lấy máu.
  • Trong quá trình lấy máu cần lắc đều chai đựng để hoà tan các dung dịch chống đông.
  • Tay không lấy máu sẽ được truyền liên tục một lượng keo hoặc dịch tinh thể để đủ duy trì theo nguyên tắc bù dịch tinh thể. Lượng dịch bù vào cho cơ thể phải gấp 3 lần lượng máu mất đi.
  • Nếu sử dụng keo Haemaccel hoặc Gelafundin, HAES 6% thì lượng bù vào chỉ cần gấp 1,5 lần lượng máu lấy ra. Nếu bù bằng dung dịch tinh thể , lượng dịch bù bằng 3 lần lượng máu lấy ra. Nếu sử dụng albumin 4% hoặc HAES 10% thì truyền theo tỷ lệ 1:1.
Lấy máu
Trong quá trình lấy máu cần lắc đều chai đựng để hoà tan các dung dịch chống đông

4.3. Ước lượng thời gian

Nếu ca phẫu thuật hay tiểu phẫu có thời gian thực hiện dưới 1h thì nên bảo quản máu ngay tại phòng phẫu thuật để có thể truyền lại cho bệnh nhân sau khi kết thúc.

Nếu ca phẫu thuật có thời gian thực hiện trên 2 giờ thì nên bảo quản máu vào trong tủ lạnh để truyền lại sau khi phẫu thuật xong.

Trên mỗi chai máu cần ghi rõ ràng và đầy đủ những thông tin sau:

  • Họ và tên
  • Bệnh đang mắc phải.
  • Ngày, giờ lấy máu.
  • Người thực hiện lấy máu.

4.4. Cách bù lại máu

Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ đánh giá khả năng mất máu của bệnh nhân để truyền lại số máu đã lấy ra. Trong trường hợp mất máu do phẫu thuật quá nhiều, chỉ số Hct giảm xuống nhỏ hơn 25% thì ta phải tiến hành bù lại số máu đã lấy ra của người bệnh trước.

Nếu sau khi bù máu mà lượng Hct vẫn dưới 25% thì phải xem xét đến truyền máu đồng loại.

Pha loãng máu thường được sử dụng trong những ca phẫu thuật dự đoán trước được lượng máu mất đi khá nhiều. Để thực hiện được phương pháp này cần đến bác sĩ chuyên khoa huyết học để tránh những sai sót không đáng có.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Bác sĩ Ngát có kinh nghiệm trên 15 năm làm bác sĩ Gây mê hồi sức tại các Bệnh viện: Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Bộ công an, Bệnh viện Tâm Trí Đà Nẵng. Hiện tại, đang là Bác sĩ gây mê Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

924 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan