Phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần

Cắt thanh quản toàn phần là một trong những liệu pháp dùng trong điều trị ung thư thanh quản. Phẫu thuật này sẽ thực hiện cắt toàn bộ thanh quản, bao gồm các bộ phận như sụn nhẫn, sụn giáp và xương móng.

1. Phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần – một phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư thanh quản

Phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần là một cuộc đại phẫu loại bỏ toàn bộ thanh quản với mục đích cắt khối u thanh quản.

Đối tượng của phẫu thuật cắt thanh quản toàn bộ

Đại phẫu cắt bỏ toàn bộ thanh quản gần như là lựa chọn cuối cùng khi thực hiện điều trị ung thư thanh quản bằng phẫu thuật. Phẫu thuật này thường được chỉ định đối với các trường hợp sau:

  • Ung thư thanh quản ở giai đoạn T3, T4 hoặc ở giai đoạn T2 nhưng không thể phẫu thuật cắt thanh quản bán phần.
  • Ung thư thanh quản có dấu hiệu hoặc đã lan xuống thanh môn.
  • Xạ trị thất bại.

Tuy nhiên, phẫu thuật cắt thanh quản toàn bộ cũng có một số chống chỉ định cần lưu ý như sau:

Những thăm dò quan trọng giúp phát hiện và hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Phương pháp này chống chỉ định với trường hợp bệnh nhân bị tắc nghẽn phổi

2. Cần lưu ý gì khi theo dõi – chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu?

Cũng như tất cả các loại phẫu thuật khác, phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần có khả năng đem lại cho bệnh nhân các rủi ro hoặc biến chứng nhất định, bao gồm:

  • Viêm phổi.
  • Chảy máu và nhiễm trùng vết mổ.
  • Một số biến chứng muộn có thể gặp là chít hẹp lỗ thở. Lúc này, bệnh nhân cần được mổ để mở rộng lỗ thở trở lại.
  • Để hạn chế tối ưu các biến chứng/rủi ro trên, bệnh nhân cũng như người thân cần tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ trước và sau khi phẫu thuật.
  • Đối với vấn đề chuẩn bị trước khi phẫu thuật, bạn cần chú ý nhịn ăn và ngưng một số loại thuốc theo yêu cầu.

Trong vấn đề chăm sóc hậu phẫu, các hoạt động sau sẽ được tiến hành:

  • Mỗi ngày, bệnh nhân cần được hút dịch, thay băng và băng ép.
  • Sử dụng kháng sinh phổ rộng để kháng viêm và chống phù nề.
  • Bệnh nhân sẽ được cho ăn qua sonde dạ dày trong khoảng 10 ngày. Sau thời gian này, bệnh nhân sẽ được cân nhắc rút sonde ăn sau khi đã được kiểm tra việc uống nước có xanh methylen.
viêm phổi không điển hình
Bệnh nhân có thể bị viêm phổi sau phẫu thuật

3. Một số phương pháp điều trị ung thư thanh quản khác

Cho đến hiện nay, ung thư thanh quản đã có rất nhiều phương pháp điều trị và làm chậm tiến triển của khối u.

Phẫu thuật

Bên cạnh phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần, một số dạng phẫu thuật khác sẽ được khuyến nghị nhằm loại bỏ khối u. Cách thức phẫu thuật sẽ được cân nhắc dựa trên kích thước và vị trí khối u, bao gồm:

  • Cắt một phần thanh quản.
  • Cắt thanh quản trên thanh môn: loại bỏ phần trên của thanh quản và vùng thượng thanh môn.
  • Cắt dây thanh âm: loại bỏ một hoặc cả hai dây thanh âm.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng có thể thực hiện loại bỏ các khối hạch vùng cổ khi cần thiết, còn được gọi là nạo vét hạch. Sau các phẫu thuật trên, bệnh nhân đều cần phải được nuôi dưỡng bằng ống tạm thời.

Xạ trị

Xạ trị khối u thanh quản là liệu pháp sử dụng tia X với mức năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào khối u ác tính trong thanh quản. Đây là giải pháp điều trị tại chỗ và có ảnh hưởng cục bộ đến các tế bào trong phạm vị của tia X.

Bệnh ung thư thanh quản có thể điều trị bằng xạ trị đơn thuần hoặc cần kết hợp thêm với phẫu thuật – hóa trị tùy theo từng trường hợp:

  • Xạ trị đơn thuần: thường áp dụng đối với khối u nhỏ hoặc đối với bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật.
  • Xạ trị kết hợp với phẫu thuật: lúc này, xạ trị có vai trò cô lập khối u trước khi phẫu thuật hoặc cũng có thể làm nhiệm vụ tiêu diệt các tế bào khối u còn sót sau khi phẫu thuật.
  • Xạ trị kết hợp hóa trị: được điều trị trước hoặc sau khi thực hiện điều trị ung thư thanh quản bằng hóa chất.
Xạ trị
Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư thanh quản

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư sử dụng các loại thuốc/hóa chất để kìm hãm và tiêu diệt các tế bào ác tính. Khi thực hiện phương pháp này, các bác sĩ có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc/hóa chất khác nhau.

Hóa trị trong điều trị ung thư thanh quản có nhiều loại:

  • Hóa trị trước phẫu thuật/xạ trị: một số trường hợp, thuốc sẽ được áp dụng nhằm làm lỏng bớt khối u có kích thước lớn trong khu vực thanh quản, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phẫu thuật hoặc xạ trị.
  • Hóa trị sau phẫu thuật/xạ trị: hóa chất sẽ được sử dụng để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại sau khi xạ trị/phẫu thuật. Ngoài ra, hóa trị cũng được áp dụng với các khối u có tính lan cao.
  • Hóa trị thay thế cho phẫu thuật: hóa trị sẽ được dùng kết hợp với xạ trị mà không tiến hành phẫu thuật. Do đó, thanh quản sẽ được giữ nguyên và không ảnh hưởng đến giọng nói.

Nhìn chung, thành công của việc điều trị ung thư thanh quản phụ thuộc rất nhiều vào từng giai đoạn của khối u thanh quản. Ở các giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể phẫu thuật cắt dây thanh và vẫn bảo tồn giọng nói. Tuy nhiên, ở giai đoạn muộn, việc điều trị sẽ có tỷ lệ thành công thấp hơn, cũng có nghĩa bệnh nhân sẽ cần các phương pháp điều trị khắc nghiệt hơn và ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe tổng thể.

Xét nghiệm sàng lọc ung thư
Người bệnh cần lựa chọn địa chỉ tin cậy để khách hàng thực hiện sàng lọc ung thư

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan