Test kích thích phế quản có ý nghĩa như thế nào trong hen phế quản?

Test kích thích phế quản là một nghiệm pháp đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống phế quản đối với các yếu tố từ bên ngoài. Đây là một trong các cơ sở dùng để chẩn đoán hen suyễn.

1. Test kích thích phế quản là gì?

Test kích thích phế quản là một xét nghiệm y tế sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán hen phế quản. Các loại thuốc được sử dụng trong test kích thích phế quản có vai trò kích thích co thắt phế quản hoặc làm thu hẹp đường thở.

Ngoài ra, test kích thích phế quản còn có thể giúp phân biệt hen suyễn với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

2. Trường hợp chống chỉ định với test kích thích phế quản

Một số bệnh cảnh chống chỉ định với test kích thích phế quản:

  • Nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ trong vòng ba tháng qua
  • Phình động mạch chủ
  • Đã có bằng chứng tắc nghẽn nghiêm trọng luồng không khí
  • Cơn hen suyễn mức độ nặng mới xác định gần đây
  • Huyết áp cao chưa kiểm soát được
  • Không có khả năng thực hiện đo chức năng hô hấp
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên trong hai tuần qua
  • Đang trong thai kỳ
  • Cho con bú
  • Động kinh
  • Đang sử dụng thuốc ức chế cholinesterase trong điều trị bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.
Hạ huyết áp là một trong những tai biến có thể gặp phải sau khi gây mê nội khí quản
Người mắc bệnh huyết áp cao chưa kiểm soát được thuộc nhóm chống chỉ định với test kích thích phế quản

3. Cách thực hiện test kích thích phế quản như thế nào?

3.1 Chuẩn bị

Để đảm bảo test kích thích phế quản là an toàn và hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành những đánh giá trước khi thực hiện để tránh bất kỳ chống chỉ định nào có thể mắc phải.

Thời gian diễn ra test kích thích phế quản có thể khác nhau tùy thuộc vào tác nhân được sử dụng nhưng hầu hết các trường hợp là thường mất khoảng hai giờ từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Do đó, cần lựa chọn thời điểm thực hiện là lúc bệnh nhân cảm thấy sẵn sàng và khỏe nhất trong ngày, trang phục rộng rãi, thoải mái.

Test kích thích phế quản có thể được thực hiện trong phòng đo chức năng hô hấp của bệnh viện và được trang bị các công cụ, thiết bị hỗ trợ thích hợp, sẵn sàng ứng cứu nếu tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Trong đó, quan trọng nhất là một máy đo phế dung kế cầm tay được kết nối với máy tính được sử dụng bởi kỹ thuật viên đã được đào tạo và giàu kinh nghiệm.

Ngoài ra, đối với các tác nhân cần sử dụng bằng đường hít, một máy phun khí dung gắn với nguồn oxy cao áp là cần thiết để cung cấp thuốc đến tận các đường dẫn khí nhỏ trong phổi.

Nếu chọn tác nhân gây kích thích là gắng sức, người bệnh sẽ cần có các dụng cụ để tập thể dục như máy chạy bộ và mặc quần áo, đi giày thể thao phù hợp.

Đo chức năng hô hấp là gì
Máy đo phế dung kế cầm tay được kết nối với máy tính được sử dụng test kích thích phế quản

Trước khi thực hiện test kích thích phế quản, người bệnh không nên ăn hoặc uống quá nhiều nhưng cũng không được nhịn đói, nhằm tránh các cảm giác khó chịu do quá no hay quá đói, cũng có thể gây kích thích đường thở, nhất là khi kích thích bằng cách tập thể dục.

Hơn nữa, vào các ngày trước đó, người bệnh cũng nên tránh cà phê, trà, cola, sô cô la và một số loại thuốc như chủ vận beta, giãn phế quản, kháng histamin vì có thể làm ảnh hưởng đến phản ứng đường thở.

3.2 Cách tiến hành

  • Người bệnh và thân nhân được giải thích rõ ràng về mục tiêu, cách thức thực hiện test kích thích phế quản
  • Người bệnh được đo các thông số sinh hiệu như mạch, huyết áp, độ bão hòa oxy, cân nặng và chiều cao
  • Chức năng hô hấp được ghi nhận lần thứ nhất với máy phế dung kế trong tình trạng đang ổn định
  • Bệnh nhân được cho tiếp xúc với tác nhân kích thích. Đối với tác nhân đường hít, bệnh nhân được cho sử dụng bằng máy phun khí dung, bắt đầu với định liều thấp và tăng dần liều nếu chưa ghi nhận phản ứng. Đối với tác nhân kích thích là gắng sức, người bệnh sẽ được hướng dẫn chạy bộ trên thảm lăn nhằm đạt tần số tim mục tiêu. Trong quá trình này, thường xuyên đánh giá triệu chứng co thắt phế quản như khó thở, khò khè, đau ngực và chỉ số bão hòa oxy trong máu.
  • Chức năng hô hấp được ghi nhận lần thứ hai.
Kết quả test kích thích phế quản chẩn đoán hen
Kết quả test kích thích phế quản chẩn đoán hen

3.3 Kết thúc

Sau khi chức năng hô hấp được ghi nhận lần thứ hai, người bệnh có thể hít thở trở lại như bình thường.

Người bệnh chỉ được ra về khi đảm bảo hoàn toàn không gặp phải bất kỳ triệu chứng hen suyễn nào.

Nếu có khò khè, khó thở hoặc ho sau khi thử nghiệm, người bệnh cần được tiếp tục theo dõi và có các cách xử trí thích hợp như dãn phế quản tại chỗ hay toàn thân.

Tóm lại, test kích thích phế quản dương tính là có ý nghĩa chẩn đoán xác định trong hen phế quản. Hơn nữa, một kết quả âm tính có thể góp phần loại trừ bệnh lý này và hướng tới các chẩn đoán khác. Tuy nhiên, để test kích thích phế quản có giá trị tin cậy cao nhất, cần thực hiện đúng nguyên tắc và loại trừ các trường hợp chống chỉ định để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan