Thay huyết tương ở bệnh nhân lupus ban đỏ rải rác

Bệnh lupus ban đỏ là bệnh tự miễn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Điều trị lupus ban đỏ rải rác bằng thuốc thường được sử dụng trong các trường hợp nhẹ, đối với các trường hợp nặng đe dọa đến tính mạng, thay huyết tương là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay.

1. Bệnh lupus ban đỏ là gì?

Bệnh lupus ban đỏ hay còn được gọi là lupus ban đỏ hệ thống, đây là căn bệnh tự miễn, ảnh hưởng nhiều đến da, viêm mô liên kết, cơ thể tự sản xuất ra các kháng thể tấn công vào các cơ quan khác nhau trên cơ thể người như khớp, hệ thần kinh, thận, tế bào máu.

Theo như các nghiên cứu, cứ 2000 người thì có một người nhiễm Bệnh lupus ban đỏ , tỉ lệ người mắc bệnh ở phụ nữ cao gấp 5 lần đàn ông, người mắc bệnh chủ yếu ở độ tuổi từ 15-40 tuổi và người gốc Phi, Á hoặc có tổ tiên gốc Tây Ban Nha có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người da trắng.

Bệnh lupus ban đỏ ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau, một số biến chứng của nó tại các cơ quan trên cơ thể như sau:

  • Phát ban phát triển ở những bộ phận thường tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như mặt, cổ, cổ tay, bàn tay, ... trong đó phát ban hình cánh bướm trên má và sống mũi là phổ biến nhất
  • Người bị lupus ban đỏ thường rụng tóc nhiều và nghiêm trọng nếu không kiểm soát được tình trạng bệnh
  • Đau các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân và di chuyển từ khớp này sang khớp khác.
  • Có đến 1⁄3 số người mắc bệnh lupus ban đỏ bị các bệnh lý về thận như viêm thận. Biến chứng này có thể điều trị nếu được phát hiện kịp thời.
  • Người Bệnh lupus ban đỏ có nguy cơ bị huyết áp caomỡ máu tăng cao
  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng đau nửa đầu, lo lắng, trầm cảm, mất trí nhớ hoặc nhầm lẫn.
  • Bệnh lupus ban đỏ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tim và phổi, gây viêm màng ngoài tim, viêm màng phổi dẫn đến các triệu chứng đau nhói ở ngực, khó thở,...

2. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết Bệnh lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ
Cho đến nay, nguyên nhân hình thành bệnh lupus ban đỏ vẫn chưa có nghiên cứu chỉ rõ

Cho đến nay, nguyên nhân hình thành bệnh lupus ban đỏ vẫn chưa có nghiên cứu chỉ rõ. Tuy nhiên, một trong những yếu tố sau đây làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ :

  • Yếu tố giới tính: Theo thống kê, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều lần so với nam giới, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc kinh nguyệt tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
  • Yếu tố tuổi tác: Mặc dù bệnh lupus ban đỏ được xác nhận mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải, tuy nhiên người ở độ tuổi từ 15-40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với các lứa tuổi khác.
  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh lupus ban đỏ thì con cháu cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này.
  • Người thường xuyên tắm nắng hoặc tiếp xúc trực tiếp với nắng cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này
  • Người bị nhiễm trùng hoặc sử dụng các loại thuốc điều trị động kinh, hạ huyết áp và thuốc kháng sinh.

Những triệu chứng ban đầu của bệnh lupus ban đỏ bao gồm:

  • Mệt mỏi, đau các khớp như đầu ngón tay, ngón chân, đầu gối
  • Phát ban ở những vị trí tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh này
  • Các đầu ngón tay, chân tím tái, co lại khi tiếp xúc lạnh hoặc khi thời tiết trở lạnh
  • Có các cơn đau nhói khi thở gấp
  • Cao huyết áp hoặc suy thận
  • Tâm trạng thay đổi, hay lo lắng, stress, hay quên, ...

3. Điều trị lupus ban đỏ như nào?

Thay huyết tương
Để điều trị bệnh bác sĩ có thể chỉ định sử dụng phương pháp thay huyết tương để loại bỏ các kháng thể gây bệnh trong máu

Để điều trị lupus ban đỏ, bác sĩ thường dựa vào triệu chứng và vị trí phát ban. Một số loại thuốc thường được sử dụng như các thuốc kháng viêm không chứa steroid, các thuốc ức chế miễn dịch,...

Hiện nay, với kỹ thuật chữa bệnh ngày càng phát triển, để điều trị lupus ban đỏ, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng phương pháp thay huyết tương để loại bỏ các kháng thể gây bệnh trong máu. Phương pháp thay huyết tương được đánh giá là phương pháp hữu hiệu và được sử dụng rộng rãi trong điều trị lupus ban đỏ. Phương pháp này được sử dụng khi các đợt cấp của lupus ban đỏ đe dọa tính mạng, việc sử dụng thuốc không còn hiệu quả và có nhiều biến chứng nặng nề do bệnh gây ra.

Số lần thay huyết tương sẽ được tính như sau:

  • Trong tuần đầu tiên thay huyết tương 3 lần
  • Trong tuần tiếp theo thay huyết tương từ 2 lần và thực hiện từ 2-3 tuần
  • Tiếp theo thay huyết tương 1 lần một tuần và thực hiện kéo dài trong nhiều tuần theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng đủ điều kiện để thực hiện thay huyết tương, một số trường hợp bệnh nhân đang hạ huyết áp phải điều trị điều chỉnh huyết áp về giá trị bình thường mới thực hiện được thủ thuật này. Nếu bệnh nhân đang có dấu hiệu rối loạn đông máu thì trong quá trình đặt ống tĩnh mạch cần phải chú ý cẩn thận.

Nếu trong quá trình thay huyết tương xảy ra các biến cố thì có thể phải dừng quá trình lại, các biến cố đó có thể là dị ứng thuốc, sốc phản vệ hoặc đông màng.

Thay huyết tương đã và đang là phương pháp điều trị lupus ban đỏ rải rác hiệu quả, được sử dụng rộng rãi và giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi những ám ảnh mà căn bệnh này gây ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan