Triệu chứng, biến chứng, cách phòng ngừa viêm họng

Bài viết bởi Bác sĩ Nguyễn Vĩnh Toàn - Bác sĩ Tai Mũi Họng, Khoa Liên Chuyên Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Viêm họng là tình trạng viêm niêm mạc của vùng họng, thường gây các triệu chứng đau rát họng, khô họng, khó nuốt. Nguyên nhân gây viêm họng bao gồm do virus và vi khuẩn, là một bệnh lý thường gặp, ít khi gây những biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên khi không được điều trị viêm họng có thể gây ra nhiều biến chứng, đặc biệt viêm họng do liên cầu.

1. Những triệu chứng của viêm họng là gì?

Triệu chứng của viêm họng rất đa dạng phụ thuộc vào nguyên nhân, những triệu chứng bao gồm:

  • Đau hoặc cảm giác cào xước trong cổ họng, đau tăng lên khi nuốt, nói
  • Khó nuốt: Cảm giác khó nuốt đôi khi ngay với cả chất lỏng
  • Giọng nói có thể bị khàn hoặc giọng ngậm hột thị khi có Amidan sưng to
  • Sốt: Có thể sốt vừa đến sốt cao 39-40 độ C
  • Ho: Khởi đầu thường ho khan, sau đó có thể ho có đờm
  • Chảy mũi, hắt hơi
  • Đau đầu, đau nhức cơ thể
  • Đội khi có thể có buồn nôn và nôn trớ
  • Sưng hạch cổ
  • Niêm mạc họng đỏ, nhiều mạch máu nổi vùng thành sau họng, hai Amidan có thể sưng to lên, có mủ hoặc giả mạc bao phủ

2. Những biến chứng của viêm họng

Viêm mũi xoang
Viêm xoang mũi là một trong các biến chứng của viêm họng

  • Sốt thấp: Gây ra bởi phản ứng miễn dịch của cơ thể sau khi bị viêm họng do liên cầu tiêu huyết beta nhóm A, thường xảy ra từ lứa tuổi 5-15.
  • Viêm cầu thận: Cũng theo cơ chế miễn dịch, cấu trúc cầu thận có một số đặc điểm làm cơ thể sản xuất kháng thể để tiêu diệt liên cầu thì làm tổn thương luôn cầu thận.
  • Viêm tai giữa: Nhiễm trùng lan lên tai giữa gây viêm tai giữa cấp
  • Viêm mũi xoang.
  • Viêm màng não
  • Viêm phế quản phổi
  • Hội chứng shock nhiễm trùng: Tỉ lệ ít gặp nhưng là biến chứng nặng của viêm họng nhiễm khuẩn gây nên do sự lan tràn của nhiễm trùng và suy đa phủ tạng.
  • Áp xe quanh Amidan hoặc áp xe thành sau họng. Biến chứng áp xe do không được điều trị hoặc điều trị không được đầy đủ dẫn đến đau nhiều trong cổ họng, khó nuốt, ảnh hưởng đến hô hấp. Những áp xe này nên được dẫn lưu càng sớm càng tốt kết hợp với kháng sinh điều trị.

Biến chứng của viêm họng nhiễm trùng bạch cầu đơn nhân thường làm lách to lên có thể gây vỡ lách ( nên tránh chơi thể thao khoảng 6 tuần), viêm gan.

3. Khi nào nên khám bác sĩ?

Khó thở
Bạn nên đi khám bác sĩ khi có triệu chứng khó thở

  • Đau họng nặng lên hoặc kéo dài hơn 1 tuần
  • Xuất hiện triệu chứng khó thở
  • Khó nuốt tăng lên
  • Chảy nước dãi bất thường, thường liên quan đến người bệnh không thể nuốt
  • Khó há miệng
  • Đau khớp
  • Đau tai
  • Nổi ban ngoài da
  • Sốt cao
  • Có máu trong nước bọt hoặc đờm
  • Nổi hạch ở cổ
  • Khàn tiếng kéo dài hơn 2 tuần
  • Sưng vùng cổ, mặt.

4. Làm thế nào để ngăn ngừa viêm họng?

Uống nước
Uống nhiều nước cũng có thể ngăn ngừa viêm họng

  • Tránh tiếp xúc với những người đang bị nhiễm trùng
  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng, dung dịch sát khuẩn, dung dịch có cồn
  • Nên hạn chế chạm tay vào mặt, mũi, miệng
  • Tránh dùng chung bát đĩa, những vật dụng cá nhân như khăn lau mặt, khăn tắm.
  • Uống nhiều nước
  • Thường xuyên vệ sinh điện thoại, điều khiển tivi, bàn phím. Khi đi du lịch nên vệ sinh điện thoại, điều khiển tivi và điều hòa bằng nước sát trùng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec thăm khám và điều trị các bệnh lý viêm mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp nội - ngoại khoa tối ưu nhất cho bệnh nhân, cả trẻ em và người lớn. Đến với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bệnh nhân sẽ nhận được sự thăm khám trực tiếp, tận tình và chuyên nghiệp từ đội ngũ cán bộ y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan