Xạ hình thông khí tưới máu phổi trong thuyên tắc phổi

Xạ hình thông khí tưới máu phổi là một loại kỹ thuật quét hạt nhân tiên tiến được áp dụng để tìm các cục máu đông chặn lưu lượng máu bình thường trong phổi (thuyên tắc phổi).

1. Tổng quan xạ hình thông khí tưới máu phổi trong thuyên tắc phổi

Xạ hình là phương pháp chụp hình ở xương hoặc các cơ quan của cơ thể bằng việc đưa một lượng nhỏ chất đánh dấu phóng xạ vào trong cơ thể. Xạ hình phổi (còn được gọi là “perfusion lung scan” hoặc “VQ scan”) có thể giúp phát hiện những cục máu đông tồn tại trong phổi (thuyên tắc phổi).

Có 2 loại xạ hình phổi được thực hiện riêng hoặc cùng nhau là:

  • Xạ hình thông khí: Trong quá trình xạ hình này, bệnh nhân sẽ được cho hít khí hoặc chất đánh dấu phóng xạ để hỗ trợ ghi lại các khu vực của phổi thiếu không khí hoặc giữ quá nhiều không khí. Xạ hình thông khí thường được thực hiện trước.
  • Xạ hình tưới máu phổi: Bệnh nhân sẽ được tiêm một lượng nhỏ chất đánh dấu phóng xạ (Gallium Citrate) vào tĩnh mạch trên cánh tay. Chất này đi qua máu và vào trong phổi giúp cho thấy các khu vực phổi không nhận đủ liều lượng máu.

Nếu phổi đang hoạt động đúng chức năng, bình thường thì kết quả quét xạ hình thông khí tưới máu phổi cả 2 lần sẽ khớp nhau. Ngược lại nếu kết quả quét không tương khớp thì có thể tồn tại cục máu đông bên trong phổi.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Xạ hình thông khí tưới máu phổi giúp phát hiện những cục máu đông tồn tại trong phổi

2. Chỉ định và chống chỉ định

Xạ hình thông khí tưới máu phổi thường được thực hiện để:

  • Tìm huyết khối ngăn cản lưu lượng máu bình thường đến phổi.
  • Kiểm tra, đánh giá lưu lượng máu hoặc không khí đi qua phổi.
  • Đánh giá phần nào của phổi đang hoạt động và phần nào bị tổn thương, thực hiện trước phẫu thuật phổi để xác định các phần của phổi cần loại bỏ.

Xạ hình thông khí tưới máu phổi chống chỉ định khi bệnh nhân:

3. Quy trình xạ hình thông khí tưới máu phổi

3.1. Chuẩn bị

Trước khi xạ hình thông khí tưới máu phổi, bệnh nhân hãy báo cho bác sĩ nếu:

  • Đang hoặc có khả năng mang thai.
  • Đang cho con bú. Do chất đánh dấu phóng xạ có thể vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến trẻ. Bệnh nhân đang cho con bú nên tạm ngưng cho trẻ bú mẹ trong 1 hoặc 2 ngày sau khi thực hiện thủ thuật này.
Những xét nghiệm cần phải làm trước khi mang thai là gì?
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần thông báo với bác sĩ trước khi tiến hành xạ hình

Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để được giải đáp những thắc mắc về quy trình thực hiện xạ hình thông khí tưới máu phổi, rủi ro của nó hoặc ý nghĩa kết quả.

Trước khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân cần phải tháo trang sức hoặc có thể phải cởi quần áo để dễ dàng chụp khu vực cần khảo sát.

3.2 Quy trình xạ hình thông khí tưới máu phổi

Chụp X-quang ngực có thể thực hiện trong cùng một ngày, trước hoặc sau khi thực hiện xạ hình thông khí tưới máu phổi để mô tả các bất thường. Quy trình xạ hình thông khí tưới máu phổi được thực hiện theo các bước:

Xạ hình thông khí phổi:

  • Để quét thông khí phổi, bệnh nhân sẽ được đặt 1 mặt nạ trên miệng và mũi, hoặc 1 kẹp mũi kết hợp với ống trong miệng để thở.
  • Bệnh nhân được yêu cầu hít sâu nhiều lần, nín thở ngắn (khoảng 10 giây) để máy ảnh chụp chất đánh dấu phóng xạ di chuyển qua phổi.
  • Máy ảnh di chuyển và chụp ảnh từ các vị trí khác nhau. Bệnh nhân cần giữ yên trong quá trình quét để hình ảnh đạt chất lượng tốt.
  • Sau khi thực hiện, khí phóng xạ sẽ tự đào thải khỏi phổi khi thở.
  • Quá trình xạ hình thông khí phổi dự kiến mất từ 15-30 phút.

Xạ hình tưới máu phổi:

  • Bệnh nhân được yêu cầu nằm ngửa, tiêm tĩnh mạch 1 lượng nhỏ chất đánh dấu phóng xạ.
  • Sau khi tiêm, máy ảnh sẽ chụp lại hình ảnh chất theo dõi di chuyển qua phổi. Máy ảnh được đặt xung quanh ngực để có được những góc chụp khác nhau.
  • Bệnh nhân cần giữ yên trong quá trình quét để tránh rung mờ hình ảnh.
  • Quá trình xạ hình tưới máu phổi dự kiến mất từ 15-30 phút.

4. Lưu ý sau quét xạ hình thông khí tưới máu phổi

Kết quả xạ hình thông khí tưới máu phổi có thể sẽ không hữu ích đối với các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có thai (vì lượng bức xạ từ xạ hình có thể ảnh hưởng tới thai nhi).
có thai
Quét xạ hình thông khí tưới máu phổi có thể không hữu ích nếu bệnh nhân có thai

  • Bệnh nhân không nằm yên trong khi thực hiện xạ hình phổi.
  • Bệnh nhân không thể thở qua mặt nạ hoặc ống.
  • Bệnh nhân mắc tình trạng y tế liên quan đến tim hoặc phổi, ví dụ như tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD), phù phổi cấp...

Nếu kết quả xạ hình thông khí tưới máu phổi không rõ ràng hoặc chưa đủ hữu ích, bác sĩ có thể đề xuất thực hiện thêm kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như chụp động mạch phổi, giúp hỗ trợ kiểm tra lưu lượng máu dẫn đến phổi.

Người bị thuyên tắc mạch phổi ngoài điều trị y khoa thì nên kết hợp với việc thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt. Kể cả khi đã điều trị thuyên tắc mạch phổi thành công, người bệnh cũng nên áp dụng các thói quen này để ngăn ngừa bệnh tái phát. Bao gồm:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để các bác sĩ kiểm soát tình trạng bệnh, kịp thời phát hiện các diễn biến bất thường
  • Uống thuốc đúng liều, đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý dừng thuốc, không tự ý mua thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ
  • Hạn chế nằm quá lâu
  • Tập thể dục đều đặn, thường xuyên vận động
  • Không hút thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích
  • Kiểm soát cân nặng, cần giảm cân nếu béo phì
  • Cố giữ ngón chân cao hơn hông khi nằm hoặc ngồi
  • Không mặc quần áo quá khó khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan