Thai lưu thường xảy ra ở tuổi thai nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Nhận biết các dấu hiệu của thai lưu trong từng giai đoạn của tuổi thai sẽ giúp các bậc cha mẹ xác định được cách xử lý tiếp theo, tránh những tác động xấu của thai chết lưu ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ trong những lần mang thai tiếp theo.

1. Thai lưu là gì?

Thai lưu hay thai chết lưu là từ dùng để chỉ những trường hợp em bé chết trong bụng người mẹ.

Thông thường, nếu thai chết ở độ tuổi thai càng cao thì thời gian lưu lại trong tử cung càng ngắn. Quá trình sảy thai hoặc đẻ của thai chết lưu cũng giống như các ca bình thường nhưng thời gian dọa sảy thai và chuyển dạ thường dài hơn và máu ra nhiều hơn.

Điều nguy hiểm nhất đối với ca thai chết lưu là ối vỡ sớm khi chưa có dấu hiệu sảy hay chuyển dạ, vì khi màng ối rách, vi khuẩn sẽ thâm nhập vào buồng ối và dạ con gây nhiễm khuẩn trầm trọng, gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.

Thai lưu 7 tuần
Điều nguy hiểm nhất đối với ca thai chết lưu là ối vỡ sớm khi chưa có dấu hiệu sảy hay chuyển dạ

Chưa hết, khi thai chết, lưu lại quá lâu trong dạ con (3 - 4 tuần trở lên) có thể gây ra tình trạng rối loạn đông máu và gây băng huyết nặng ở sản phụ sau sảy thai hoặc đẻ.

2. Thai lưu thường xảy ra ở tuổi thai nào?

Việc xác định chính xác thời gian thai nhi tử vong là khó khăn bởi không có dấu hiệu đặc trưng, sản phụ thường có cảm giác thai không “máy”, thúc đẩy như mọi khi. Chu kỳ ngủ - thức, chuyển động của thai nhi bất thường nên người trong cuộc nghi ngờ.

Tuy nhiên, việc nhận biết một số dấu hiệu trong từng giai đoạn có thể xác định được bạn có gặp phải tình trạng thai chết lưu hay không.

2.1 Dấu hiệu thai lưu 5 tuần

  • Không còn cảm giác bị nghén
  • Mẹ không có cảm nhận sự chuyển động của thai nhi
  • Tử cung của mẹ không còn phát triển
  • Mẹ bị vỡ ố
  • Không còn nghe thấy tim thai đập

2.2 Dấu hiệu thai lưu 7 tuần


  • Bầu vú căng: Đột nhiên người mẹ thấy bầu vú căng to và có sữa non tiết ra.
  • Ra máu đen hoặc nâu: Khi thai chết lưu mẹ sẽ thấy máu ra quần lót có thể là màu đen hoặc nâu. Do đó các mẹ nên cẩn thận về vấn đề này.
  • Thai nhi không còn đạp: Mẹ có cảm nhận thai nhi không còn chuyển động, cử động hay đạp nữa

2.3 Dấu hiệu thai lưu 8 tuần

  • Không còn cảm nhận được bất kỳ dấu hiệu thai nghén
  • Phần bụng có cảm giác nặng hơn, ngực mềm đi đồng thời tiết ra sữa non bất thường
  • Âm đạo ra máu có màu đen kèm theo cảm giác lo lắng, bồn chồn

2.4 Dấu hiệu thai lưu 9 tuần

  • Không cảm nhận được các cử động của thai nhi
  • Bụng không phát triển lớn hơn
  • Không nghe được tim thai khi siêu âm thai
  • Các dấu hiệu có thai như ốm nghén, ngực căng tức đã biến mất
  • Bị vỡ nước ối
  • Đau bụng lâm râm và ra dịch màu đen.

2.5 Hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu

  • Thai không chuyển động, hay chuyển động yếu ớt
  • Tử cung không nở rộng phát triển
  • Tim thai yếu không nghe được
  • Vỡ ối sớm
  • Không bị nghén
  • Đau bụng dữ dội

3. Cách phòng tránh

Thai lưu 7 tuần
Khi mang thai, người mẹ và em bé cần được theo dõi thường xuyên bằng các thủ tục y tế như siêu âm và kiểm tra phụ khoa khác

Phải nói ngay rằng, nhờ tiến bộ y học, sự cố thai chết lưu đã giảm đáng kể từ thập niên 50 ở thế kỷ trước, nhất là công tác theo dõi và điều trị kịp thời các loại bệnh đi kèm như cao huyết áp và tiểu đường thai kỳ, duy trì lối sống, ăn uống khoa học và tích cực.

Khi mang thai, người mẹ và em bé cần được theo dõi thường xuyên bằng các thủ tục y tế như siêu âm và kiểm tra phụ khoa khác. Nếu người mẹ cảm thấy thai nhi hoạt động kém hay ngưng, chảy máu âm đạo, thì nên đi tư vấn và khám bác sĩ ngay. Rất có thể là do nhau thai bong non, nếu mổ lấy thai kịp thời có thể cứu sống được em bé.

Bệnh Rh là một trong những nguyên nhân gây thai chết lưu rất tiềm ẩn, căn bệnh này có thể ngăn ngừa được bằng cách tiêm sản phụ có Rh âm tính một mũi globulin miễn dịch ở tuần mang thai thứ 28 và nếu em bé có Rh dương tính, thì người mẹ được tiêm thêm một mũi globulin miễn dịch Rh sau khi sinh.

Phụ nữ có thai không nên áp dụng chế độ ăn uống tiết thực hoặc cố gắng ăn uống ép buộc để giảm cân, nhưng nên duy trì trọng lượng cơ thể ngưỡng tối ưu, hợp lý. Tránh xa thuốc lá, ma túy hoặc rượu để giảm thiểu biến chứng sản khoa cho chính bản thân. Đối với các cặp vợ chồng sau khi đã qua sự cố muốn sinh con tiếp thì nên tư vấn bác sĩ để có sức khỏe tốt trước khi thụ thai.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị đầu tư hàng đầu Việt Nam cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm đang triển khai Chương trình tư vấn và chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai.

Việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho việc chuẩn bị mang thai cho những cặp vợ chồng đang lên kế hoạch mang thai, cho những bố mẹ đã từng mang thai hoặc sinh con mắc các dị tật bẩm sinh hoặc những vấn đề liên quan đến các bệnh lí mạn tính, các bệnh lí sản phụ khoa,... là hết sức quan trọng và cần thiết để giảm thiểu đến mức tối đa các nguy cơ có thể xảy ra trong lần mang thai tiếp theo.

Bên cạnh sàng lọc gen trước khi mang thai và sàng lọc gen khi mang thai, Chương trình tư vấn và chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai của Vinmec còn sàng lọc rất nhiều yếu tố khác, như xét nghiệm tiền làm tổ (PGT), sàng lọc bệnh lí như viêm nhiễm âm đạo, bệnh lây qua đường tình dục (STDs), đái tháo đường, bệnh lí tim mạch,... để chuẩn bị tốt cho việc mang thai, tăng khả năng sinh con khỏe mạnh và hạn chế tối đa các rủi ro xảy ra trong quá trình mang thai, sinh và sau sinh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

101.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan