Chỉ định của cắt nối thực quản

Phẫu thuật cắt nối thực quản là cắt bỏ một đoạn hoặc toàn bộ thực quản để loại bỏ tổn thương và nối lại lưu thông bằng miệng nối. Cắt bỏ thực quản được chỉ định trong những trường hợp thủng thực quản, chít hẹp thực quản, khối u thực quản, ung thư thực quản, dị dạng thực quản,...

1. Cắt nối thực quản

Phẫu thuật cắt nối thực quản là phương pháp cắt bỏ một đoạn hay toàn bộ thực quản để loại bỏ tổn thương thực quản rồi lập lại lưu thông bằng miệng nối. Miệng nối được thực hiện bằng cách khâu nối tay hoặc máy nối tiêu hóa. Đoạn cắt bỏ thực quản hay vị trí làm miệng nối có thể chỉ liên quan đến thực quản cổ, thực quản đoạn thấp, thực quản ngực hoặc đến toàn bộ nên đường mổ có thể phối hợp, kíp phẫu thuật cắt nối thực quản phải có chuyên ngành khác.

chi-dinh-cua-cat-noi-thuc-quan
Cắt nối thực quản là phương pháp loại bỏ tổn thương thực quản

2. Chỉ định của cắt nối thực quản

Cắt nối thực quản được chỉ định trong những trường hợp sau:

3. Chống chỉ định

Không có chống chỉ định tuyệt đối cho phương pháp cắt nối thực quản.

4. Tiến hành cắt nối thực quản

4.1 Chuẩn bị

Người thực hiện cắt nối thực quản bao gồm:

  • 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hóa hoặc chuyên khoa ngoại chung
  • 02 phụ mổ
  • Kíp gây mê: 01 bác sĩ gây mê và 01 điều dưỡng phụ gây mê
  • Đội ngũ dụng cụ: 01 dụng cụ viên, 01 nhân viên chạy ngoài

Đối với người bệnh:

  • Đã được chẩn đoán bệnh, làm các xét nghiệm sinh học, đánh giá toàn trạng bệnh phối hợp và được điều trị, nuôi dưỡng, cân bằng đủ đảm bảo sức khỏe cho cuộc phẫu thuật dự kiến.
  • Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh lý gây nên hoặc do bệnh mãn tính, tuổi tác, cơ địa,...
  • Bệnh nhân và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh lý và tình trạng chung, những khả năng có thể xảy ra khi thực hiện phẫu thuật, về những tai biến, biến chứng và di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do cơ địa của người bệnh, do gây mê, tê, giảm đau,...
  • Người bệnh cần nhịn ăn, thụt tháo, và vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân trước khi tiến hành phẫu thuật.

4.3 Các bước tiến hành

Dự kiến thời gian phẫu thuật cắt nối thực quản là 240 phút. Trước tiên đặt tư thế người bệnh với một trong những tư thế sau:

  • Mổ thực quản cổ: Tư thế nằm ngửa ưỡn cổ bên trái.
  • Nếu mổ nội soi ngực để vào khoang màng phổi phải: Tư thế nghiêng trái hay sấp 30 độ.
  • Tư thế nằm ngửa gối dưới mũi ức ở thì bụng.

Sau đó gây mê nội khí quản, chủ động chuẩn bị có thể xẹp phổi thông khí một phổi. Các bước phẫu thuật bao gồm:

  • Bước 1: Rạch da tại vùng cổ trái phía trước cơ ức đòn chũm, qua máng cảnh trái hướng đến vùng trước cột sống cổ bóc tách thực quản cổ, bộc lộ thực quản cổ và xác định tổn thương, cắt bỏ thực quản cổ. Tùy theo từng loại phẫu thuật thực hiện miệng nối thực quản cổ với đầu dưới. Miệng nối thực quản khâu tay với chỉ phẫu thuật hoặc máy nối tiêu hóa.
chi-dinh-cua-cat-noi-thuc-quan
Tiến hành cắt nối thực quản phải được diễn ra trong quy định nghiêm ngặt

  • Bước 2: Rạch đường sau bên khoang liên sườn để mở ngực vào khoang màng phổi phải. Chủ động làm xẹp phổi và thông khí một phổi. Rạch mở trung thất sau tìm và cắt bỏ tổn thương thực quản có thể dùng máy cắt tự động hay dao điện. Làm miệng nối thực quản tại vị trí vùng cổ hoặc trong trung thất. Miệng nối thực quản được thực hiện bằng khâu tay với chỉ phẫu thuật hay máy nối tiêu hóa. Đặt hệ thống dẫn lưu dịch và khí tại khoang màng phổi cần được hút liên tục với áp lực 20cmH2O. Khâu và đóng khoang màng phổi phải theo quy trình thường quy
  • Bước 3: Cắt nối thực quản qua khe hoành bằng cách rạch một đường trên da giữa trên rốn, vào ổ bụng. Phẫu tích vùng thực quản và tâm phình vị bụng khỏi lỗ hoành, qua khe hoành phẫu tích thực quản hướng lên phía trên trung thất. Xác định tổn thương và cắt bỏ thương tổn thực quản bằng máy cắt hoặc dao điện. Làm miệng nối thực quản trên cổ trái hoặc trong trung thất bằng khâu tay với chỉ phẫu thuật hoặc máy nối tiêu hóa. Có thể đặt hệ thống dẫn lưu dịch khí khoang màng phổi một bên hoặc hai bên, sau đó hút liên tục áp lực 20 cmH2O.
  • Bước 4: Đóng bụng vết mổ bằng đường trắng giữa theo thường quy.

4.4 Theo dõi và xử trí biến chứng

Các vấn đề chăm sóc và theo dõi sau cắt nối thực quản bao gồm:

  • Chăm sóc theo dõi toàn thân: Chăm sóc hồi tỉnh hậu phẫu và hồi sức theo thường quy.
  • Hô hấp: Hỗ trợ người bệnh tập thở cho phổi giãn nở tốt và giúp phòng tránh tắc nghẽn đờm rãi đường thở. Đồng thời chăm sóc hệ thống dẫn lưu hút liên tục tại khoang màng phổi và tại vết mổ cổ trái.
  • Theo dõi vết mổ xem có chảy máu nhiễm trùng không.
  • Chảy máu tại vết mổ: Điều trị bảo tồn và theo dõi hoặc thực hiện mổ cầm máu.
  • Miệng nối thực quản không liền hoặc bục rò gây nhiễm trùng: Điều trị bảo tồn dẫn lưu hoặc mổ xử trí ổ nhiễm trùng và dẫn lưu ra ngoài.
  • Chảy dịch dưỡng chấp: Bệnh nhân cần nhịn ăn hoàn toàn và nuôi dưỡng tĩnh mạch. Mổ khâu thắt ống ngực hoặc điều trị dẫn lưu bảo tồn.
  • Hẹp miệng nối sau mổ: Cần tiến hành thực hiện nong chỗ hẹp bằng nội soi tiêu hóa hoặc mổ tạo hình chữa hẹp miệng nối.

Tóm lại, phẫu thuật cắt nối thực quản là cắt bỏ một đoạn hoặc toàn bộ thực quản để loại bỏ tổn thương rồi nối lại lưu thông bằng miệng nối. Cắt bỏ thực quản được chỉ định trong những trường hợp thủng thực quản, chít hẹp thực quản, khối u thực quản, dị dạng thực quản,...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

459 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan