U hỗn hợp tuyến nước bọt

U hỗn hợp tuyến nước bọt - một trong những dạng khối u ở tuyến nước bọt thường gặp, chiếm tới 90% các khối u ở tuyến nước bọt. Cùng tìm hiểu về u hỗn hợp tuyến nước bọt ngay sau đây.

1. U hỗn hợp tuyến nước bọt là gì?

Tuyến nước bọt có vị trí phía sau khoang miệng. Chức năng của tuyến nước bọt là để tiết nước bọt, giúp tiêu hoá thức ăn một cách dễ dàng. Tuyến nước bọt gồm tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi.

U hỗn hợp tuyến nước bọt chủ yếu gặp ở tuyến nước bọt chính. Trong đó, điển hình và thường gặp nhất là u hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai và u hỗn hợp tuyến nước bọt tuyến dưới hàm. Ngoài ra còn các dạng u hỗn hợp tuyến dưới lưỡi, tuyến nước bọt phụ.

Thường thì khối u hỗn hợp tuyến nước bọt lành tính, nhưng cũng có trường hợp là ác tính. K tuyến nước bọt thường gặp ở 50% u tuyến nước bọt dưới hàm và khoảng 80% u tuyến nước bọt phụ.

U hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai thường được phát hiện khi kích thước lớn, sưng phồng gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến nước bọt và tính thẩm mỹ.

2. Nguyên nhân u hỗn hợp tuyến nước bọt

U hỗn hợp tuyến nước bọt là dạng u thường gặp, nhưng những kiến thức về bệnh cũng còn hạn chế, đặc biệt là nguyên nhân gây bệnh. Hiện chưa có thông tin chính xác về nguyên nhân gây ra tình trạng u hỗn hợp tuyến nước bọt.

Theo đó, một số yếu tố nguy cơ cũng được đưa ra với bệnh u hỗn hợp tuyến nước bọt gồm:

  • Phóng xạ.
  • Lạm dụng thuốc lá.
  • Nghiện rượu.
  • Hoá chất.
  • Virus.
  • ...

Một số bằng chứng cũng chỉ ra bức xạ ion hoá làm tăng nguy cơ phát triển các khối u hỗn hợp tuyến nước bọt dưới hàm, u hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai. Ngoài ra, việc lạm dụng chụp X – quang vùng đầu/ cổ cũng được cho là yếu tố gây khởi phát khối u.

Vai trò của tia cực tím trong bệnh u hỗn hợp tuyến nước bọt. U lympho biểu mô của tuyến nước bọt cũng có liên quan đến một số loại virus như:

  • Epstein Barr.
  • Polyoma virus.
  • Cytomegalo virus.
  • Các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp như:
  • Khai thác mỏ amian.
  • Sản xuất cao su.
  • Hàn.
  • Chế biến gỗ.
  • ...

Cũng được cho là có liên quan đến u hỗn hợp tuyến nước bọt dưới hàm, u hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai.

3. Dấu hiệu u hỗn hợp tuyến nước bọt

Triệu chứng u hỗn hợp tuyến nước bọt không điển hình, khó nhận biết. Đặc biệt là u hỗn hợp tuyến nước bọt dưới hàm, u hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai. Để tiện theo dõi, triệu chứng u hỗn hợp lành tính tuyến nước bọt cũng chia ra dạng u lành và u ác (k tuyến nước bọt).

U lành tính ở tuyến nước bọt có biểu hiện gồm:

  • U tròn, rõ ranh giới, chắc, có di động.
  • U ở sâu, viêm xơ hoá thì di động hạn chế.
  • Không có dấu hiệu thần kinh/ xâm lấn da.

K tuyến nước bọt có biểu hiện như:

  • U cứng.
  • Ranh giới không rõ.
  • Di động hạn chế.

Khi u xâm lấn vào vùng cơ/ xương hàm dưới có thể gây ra:

  • Liệt nhẹ môi dưới.
  • Xâm lấn da.
  • Loét da.
  • Di căn hạch cổ.
  • Dịch căn phổi.
  • Di căn xương.

Những biểu hiện trên của u hỗn hợp tuyến nước bọt bạn nên biết để phát hiện sớm.

4. Chẩn đoán và điều trị u hỗn hợp tuyến nước bọt

Chữa trị u hỗn hợp tuyến nước bọt là cần thiết để cải thiện bệnh.

4.1. Chẩn đoán u hỗn hợp tuyến nước bọt

Việc chẩn đoán u hỗn hợp tuyến nước bọt gồm việc thăm khám lâm sàng và các phương pháp cận lâm sàng như:

  • Siêu âm.
  • Chụp CT.
  • Chụp MRI.
  • Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ.
  • Chụp cản quang tuyến nước bọt.
  • Chụp xạ hình tuyến nước bọt.
  • ...

Các bước chẩn đoán u hỗn hợp tuyến nước bọt được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

4.2. Điều trị u hỗn hợp tuyến nước bọt

Tuỳ thuộc vào tình trạng, kích thước khối u để đưa ra các phác đồ phù hợp. Phẫu thuật là cách điều trị u hỗn hợp tuyến nước mang tai. Các phẫu thuật chỉ giới hạn ở 2 loại gồm:

  • Loại bỏ khối u với vỏ bọc.
  • Lấy u và tuyến nước bọt mang tai.

Phẫu thuật bóc lấy khối u hỗn hợp tuyến nước bọt dễ tái phát và chuyển sang K tuyến nước bọt. Còn phẫu thuật lấy u và tuyến thì lại dễ làm tổn thương dây VII.

Như vậy, u hỗn hợp tuyến nước bọt là một tập hợp bệnh lý phức tạp. Có nhiều khó khăn trong chẩn đoán và điều trị. Do đó, bạn cần chủ động phòng, thăm khám khi có nghi ngờ có khối u hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

896 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan