Ai tìm ra vắc-xin thủy đậu?

Trước đây, thủy đậu là một bệnh phổ biến ở trẻ em Hoa Kỳ, đặc biệt là trẻ em dưới 10 tuổi. Sự phát triển của vắc-xin trong những năm 1970 đã làm tổng ca mắc thủy đậu giảm rõ rệt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến những thông tin từ người tìm ra vắc-xin thủy đậu.

1. Thủy đậu là gì?

Thủy đậu là một bệnh nhiễm do virus varicella zoster (VZV) gây ra. Thông thường, bệnh xuất hiện ở trẻ em và phát ban xuất hiện ở bất cứ đâu trong khoảng 10 - 21 ngày sau khi bị nhiễm vi-rút. Trung bình, một đứa trẻ có thể phát triển từ 250 - 500 mụn nước và ngứa. Các mụn nước xuất hiện đầu tiên trên mặt, da đầu hoặc thân. Sau vài ngày, các mụn nước đầu tiên sẽ hình thành vảy. Phát ban thường sẽ lành hoàn toàn mà không để lại sẹo.

Thủy đậu thường là một bệnh nhẹ ở trẻ em và chúng thường không gặp biến chứng. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng thứ cấp liên quan đến tổn thương có thể xảy ra. Các biến chứng khác có thể bao gồm viêm phổi và biến chứng thần kinh. Các biến chứng thường xảy ra với trẻ em dưới 1 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Nhiễm thủy đậu trong thai kỳ có thể gây rủi ro cho người mẹ, cho bà bầu và trẻ sơ sinh.

VZV
Virus varicella zoster (VZV) gây ra bệnh thủy đậu ở người

2. Bệnh thủy đậu đến từ đâu?

Trong suốt một thời gian dài cho đến thế kỷ 19, bệnh thủy đậu vẫn bị nhầm lẫn với bệnh đậu mùa. Mô tả đầu tiên về bệnh thủy đậu được cung cấp bởi Giovanni Filippo vào thế kỷ 16. William Heberden đã chứng minh vào năm 1767 rằng bệnh đậu mùa khác với bệnh thủy đậu. Năm 1875, Rudolf Steiner cho thấy bệnh thủy đậu là do một tác nhân truyền nhiễm gây ra. Thomas Weller đã phân lập được virus varicella vào năm 1954 và Michiaki Takahashi đã phát triển trực tiếp vắc-xin thủy đậu vào năm 1972.

Vắc- xin thủy đậu được bác sĩ Michiaki Takahashi phát hiện khi chăm sóc con trai 3 tuổi bị mắc bệnh thủy đậu

Năm 1964, bác sĩ Michiaki Takahashi đang theo học chương trình nghiên cứu tại trường đại học y Baylor ở Houston khi con trai ông bị bệnh thủy đậu nặng sau khi chơi với một người bạn người có virus. Các triệu chứng của của cậu bé tiến triển nhanh chóng và nghiêm trọng. Nhiệt độ cơ thể tăng vọt và bắt đầu khó thở. Nhưng sau đó, các triệu chứng giảm dần và cậu bé đã hồi phục.

Ông trở về Nhật Bản vào năm 1965 và trong vòng năm năm đã phát triển một phiên bản đầu tiên của vắc-xin thủy đậu. Đến năm 1972, ông đã thử nghiệm nó trong các thử nghiệm lâm sàng. Trong một vài năm, Nhật Bản và một số quốc gia khác đã bắt đầu các chương trình tiêm chủng rộng rãi. Đến năm 1995, vắc- xin được phê chuẩn.

Hình ảnh Bác sĩ Michiaki Takahashi
Hình ảnh Bác sĩ Michiaki Takahashi

Thủy đậu được gây ra bởi virus varicella-zoster. Nếu một người nhiễm virus, bị nhiễm trùng và sau đó phục hồi, thì virus không thực sự ra khỏi cơ thể. Nó có thể ẩn trong các tế bào thần kinh trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ, sau đó lại xuất hiện để gây ra bệnh zona, một tình trạng đau đớn gây ra phát ban da và xảy ra chủ yếu ở người lớn.

Tiến sĩ Takahashi đã phát triển vắc-xin của mình bằng cách phát triển các phiên bản virus sống nhưng yếu đi trong tế bào động vật và người. Vắc-xin không gây ra bệnh, nhưng nó đã thúc đẩy hệ thống miễn dịch sản xuất kháng thể để chống lại virus

3. Vắc - xin thủy đậu là gì?

Vắc-xin thủy đậu, còn được gọi là vắc-xin varicella (Varivax, Merck), là một loại vắc-xin sống, suy yếu được làm từ chủng Oka của vi-rút varicella zoster.

Vắc-xin có nguồn gốc từ vi-rút phân lập từ dịch mụn nước từ một đứa trẻ khỏe mạnh. Mặc dù vi-rút suy yếu trong vắc-xin sẽ không gây ra bệnh, nhưng nó sẽ thúc đẩy hệ thống miễn dịch cơ thể của cơ thể tạo ra kháng thể đối với vi-rút varicella zoster, giúp người bệnh miễn dịch với bệnh thủy đậu.

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) khuyến cáo, tất cả mọi người nên tiêm hai liều vắc-xin thủy đậu cho mọi lứa tuổi. Hai liều chứng minh có hiệu quả khoảng 98% trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng.


Vắc-xin thủy đậu được khuyến cáo sử dụng cho tất cả trẻ em. Liều đầu tiên được tiêm khoảng 1 tuổi và liều thứ hai khoảng 4 - 6 tuổi. Một liều vắc-xin duy nhất làm giảm nguy cơ mắc bệnh thủy đậu từ 70-90% và hai liều còn làm giảm nguy cơ này nhiều hơn.

Vắc-xin thủy đậu Varivax (Mỹ)
Vắc-xin Varivax phòng ngừa bệnh thủy đậu

Vắc-xin thủy đậu là một loại vắc-xin sống, suy yếu nên không được khuyến cáo cho những người có hệ miễn dịch yếu. Nó có sẵn dưới dạng một loại vắc-xin duy nhất và có dạng là một phần của vắc-xin MMR (sởi, quai bị, rubella và vắc-xin varicella). Vắc-xin thủy đậu đã được thêm vào lịch tiêm chủng cho trẻ em vào năm 1995. Áp dụng tiêm liều tăng cường đã được thực hiện vào năm 2006. Khi thủy đậu xảy ra ở những người đã được tiêm phòng, những trường hợp này được gọi là trường hợp đột phá. Các trường hợp đột phá thường rất nhẹ so với bệnh ở những người chưa được tiêm chủng.

4. Ai không nên tiêm vắc-xin thủy đậu?

Mặc dù có tác dụng lớn trong việc phòng ngừa bệnh thủy đậu, nhưng một số người không nên tiêm vắc-xin thủy đậu, đó là:

  • Những người bị dị ứng nặng với vắc-xin thủy đậu hoặc bất kỳ yếu tố nào của vắc-xin (như gelatin hoặc Neomycin),
  • Những người đang bị bệnh vừa hoặc nặng tại thời điểm tiêm phòng, phụ nữ có thai, người nhiễm HIV / AIDS hoặc các bệnh tự miễn khác,
  • Người đang điều trị bằng thuốc làm suy yếu hệ thống miễn dịch (như steroid) hoặc người bị ung thư.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tiêm vắc= xin phòng ngừa các tác nhân gây bệnh. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện cung cấp dịch vụ tiêm chủng đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại, an toàn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: CDC, NCBI

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan