Bị cúm khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch kém hơn người bình thường, vì vậy họ rất dễ bị nhiễm virus đặc biệt là bệnh cảm cúm. Bệnh cúm không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như dị tật thai nhi, thai chết lưu, sẩy thai.

1. Bị cảm cúm khi mang thai gây nguy hiểm gì đến thai nhi?

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, virus cúm và các loại virus khác đều có khả năng gây dị tật cho thai nhi. Khi thai phụ bị nhiễm virus ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy hiểm càng tăng lên.

Một số virus cúm thường gặp:

Cảm cúm do nhiễm Rubella: Thai nhi có nguy cơ bị hội chứng Rubella bẩm sinh lên đến 90% (70-80% có tổn thương ở mắt và hệ thần kinh). Thai phụ được làm xét nghiệm Rubella IgM và IgG để kiểm tra. Vì vậy, nhiễm loại virus này ở thời kỳ đầu khi mang thai rất nguy hiểm.

Bệnh cúm mùa: Thai phụ bị nhiễm virus cúm trong giai đoạn đầu thai kỳ, có khả năng sảy thai hoặc thai chết lưu. Trong và sau thời gian bị cúm thai phụ nên theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách khám thai và siêu âm mỗi 2 tuần trong 2 tháng đầu và tiếp tục khám thai định kỳ sau đó. Thực hiện tất cả các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

2. Phụ nữ mang thai cần làm gì khi bị cảm cúm?

2.1 Đi khám bác sĩ

Hệ thống miễn dịch của người phụ nữ sẽ suy giảm hơn trong thời kỳ mang thai, do đó, bà bầu rất dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Vì vậy, chỉ có đi khám bác sĩ mới có thể nhận được những lời khuyên tốt.

Bị cúm khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Khám bác sĩ khi bị cúm

2.2 Giảm triệu chứng bệnh

  • Ho: Giữ ấm cổ họng bằng nước mật ong, nước gừng hoặc đơn giản là uống nước ấm.
  • Đau họng: Dùng nước muối sinh lý để súc miệng, 6-8 giờ/lần. Nếu bị khản tiếng thì tránh nói to.
  • Ngạt mũi: Có thể dùng dầu bạc hà giúp thông mũi. Để tránh tổn thương mũi nên dùng khăn hoặc giấy mềm để lau. Không hỉ mũi quá mạnh tránh làm tổn thương màng nhĩ.

2.3 Không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào

Nếu không được dùng đúng chỉ định, liều lượng thì các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén. Nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh đó là:

  • Thuốc chống vi rút: Các thuốc chống virus như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh. Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen vẫn chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.
  • Tiêu đờm: Guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan là những chất thường thấy trong siro thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai đã được nghiên cứu ở động vật.

Ngoài ra, nếu thai phụ muốn sử dụng các thảo dược để điều trị tại nhà thì cần lưu ý nên tham khảo tư vấn trước đó của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu lạ sau khi sử dụng thì cần đi khám ngay.

3. Phòng ngừa cúm bằng cách nào?

Bà bầu hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa cảm cúm bằng các mẹo nhỏ như sau:

  • Tiêm phòng cúm khi mang thai
Bị cúm khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Tiêm phòng cúm khi mang thai

  • Chế độ ăn uống: Tích cực bổ sung các hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Có thể uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng cũng rất tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai. Tránh xa khói thuốc lá, không uống các chất có cồn và các chất kích thích.
  • Khi đi ra ngoài, cần trang bị đầy đủ áo mưa, hoặc ô dù để đề phòng sự thay đổi của thời tiết.
  • Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
  • Tích cực đi bộ hít thở không khí trong lành.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện.

Sản phụ sẽ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của các Bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn, giúp các bà mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con.

Thạc sĩ. Bác sĩ. Lý Thị Thanh Nhã đã có quá trình làm việc tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị trước khi làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng như hiện nay.

Bác sĩ Nhã có thế mạnh và kinh nghiệm trong chẩn đoán theo dõi và điều trị thai nghén, thai bệnh lý. Khám tầm soát thai kỳ. Thực hiện các kỹ thuật mổ lấy thai. Phẫu thuật nội soi điều trị u nang buồng trứng, thai ngoài tử cung.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan