Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động là gì?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Bé nhà em được 5 tháng 20 ngày. Bé rất nghịch ngợm, chân tay vẫy vùng liên tục, không nằm yên chơi; bế bé ngồi thì bé tỏ ra khó chịu, ngọ nguậy,thích bế dong. Khi bú sữa, bé cũng không tập trung bú một mạch mà vùng vằng chân tay, lôi ra lôi vào. Bé ngủ hay giật mình, ngủ ban ngày giấc ngắn nếu không được ôm, ban đêm ngủ sâu, dậy 1-2 lần ti rồi lại ngủ. Có phải bé bị tăng động không ạ? Bác sĩ cho em hỏi dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động là gì ạ? Em cảm ơn!

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ Phạm Lan Hương - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động là gì ?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Bé 5 tháng 20 ngày tuổi có những biểu hiện tăng hoạt động là bình thường, do hệ thần kinh của bé còn chưa hoàn thiện, nên phản xạ có xu hướng lan tỏa. Nếu bé vẫn đạt được những mốc phát triển vận động như lẫy, bò, ngồi và giao tiếp của con với bố mẹ và những người xung quanh bình thường thì mẹ yên tâm nhé.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động là khi trẻ có 6 hoặc nhiều hơn trong các triệu chứng của tăng hoạt động - xung động phải xuất hiện ít nhất 6 tháng với mức độ làm trẻ thích ứng kém hoặc không phù hợp với mức độ phát triển tâm thần:

  • Cử động chân tay liên tục, không ngồi yên.
  • Rời khỏi chỗ trong lớp hoặc hoặc trong các tình huống khác mà cần phải ngồi yên một chỗ.
  • Thường xuyên chạy quanh hoặc leo trèo quá mức trong các tình huống mà điều đó là không thích hợp (ở thanh thiếu niên, có thể chỉ biểu hiện cảm giác bồn chồn).
  • Thường khó khăn trong khi chơi hoặc gặp khó khăn trong các hoạt động yêu cầu giữ yên lặng.
  • Thường hoạt động liên tục hoặc hoạt động như được "gắn động cơ".
  • Xung động.
  • Thường buột miệng nói câu trả lời trước khi các câu hỏi được đặt ra hoàn chỉnh.
  • Thường không thể khó khăn chờ đợi theo hàng hoặc chờ đến lượt trong các trò chơi lần lượt hoặc trong các tình huống sinh hoạt nhóm.
  • Thường ngắt lời hoặc xâm phạm vào vấn đề của người khác (Ví dụ: Xen vào cuộc nói chuyện của người khác hoặc các trò chơi của trẻ khác).

Khi trẻ có những dấu hiệu bệnh như trên, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay. Biểu hiện của bé nếu ở mức rối loạn nhẹ, thì có thể chưa cần dùng đến thuốc mà chỉ cần dùng các biện pháp tâm lý. Do đó, sẽ tốt hơn rất nhiều cho sức khỏe của trẻ.

Nếu bạn còn thắc mắc về trẻ bị tăng động, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan