Các thuốc giảm đau răng hiệu quả

Bài viết bởi Dược sĩ Nguyễn Huy Khiêm, Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Đau nhức răng là vấn đề phổ biến rất nhiều người gặp phải. Triệu chứng đau răng có thể thoáng qua, nhưng cũng trường hợp kéo dài nhiều ngày, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau OTC (không cần kê đơn) dưới đây để tạm thời làm giảm nhanh chóng cảm giác khó chịu do cơn đau răng đem lại.

1. Paracetamol/Acetaminophen

Đây là loại thuốc giảm đau hạ sốt rất phổ biến, có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Sau khi uống, hiệu quả giảm đau của thuốc bắt đầu có tác dụng sau khoảng 15 – 30 phút, kéo dài từ 4 – 6 tiếng. Paracetamol nhìn chung khá an toàn, ít tác dụng phụ, tuy nhiên nếu sử dụng quá liều khuyến cáo, thuốc có thể gây độc tính nghiêm trọng trên gan. Do đó, bạn cần tuân thủ liều và khoảng cách giữa mỗi lần dùng thuốc. Liều sử dụng thông thường:

  • Người lớn: 500 – 1000 mg/ lần, có thể dùng liều tiếp theo sau 4 – 6 tiếng, tổng liều trong ngày không vượt quá 4000 mg.
  • Trẻ em: 10 - 15 mg/kg/lần, có thể dùng liều tiếp theo sau 4 – 6 tiếng, tổng liều trong ngày không vượt quá 75 mg/kg.
Paracetamol
Thuốc giảm đau Paracetamol

Các biệt dược phổ biến có chứa thành phần Paracetamol đơn độc bao gồm: Efferalgan, Panadol, Hapacol, Tylenol,...

2. Nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs)

Nhóm thuốc NSAIDs có thêm tác dụng chống viêm, bởi vậy đây cũng là một lựa chọn hữu hiệu cho trạng thái khó chịu mà cơn đau răng đem lại. Nhóm thuốc này có nhiều đại diện, như Ibuprofen (biệt dược: Brufen, Gofen,...), Dilcofenac (biệt dược: Voltaren,...), Meloxicam (biệt dược: Mobic,...), Celecoxib (biệt dược: Celebrex,...), Etoricoxib (biệt dược: Arcoxia,...). Thời gian khởi phát tác dụng cũng như độ dài tác dụng khác nhau tùy từng thuốc, do đó bạn cần đọc kỹ “Thông tin sản phẩm” để dùng thuốc đúng liều lượng khuyến cáo. Nhóm thuốc NSAIDs có thể gây một số tác dụng phụ trên tiêu hóa, tim mạch,... Nếu bạn đang có thai, cho con bú, hoặc mắc kèm các bệnh lý như viêm loét/xuất huyết dạ dày – tá tràng, bệnh tim mạch (tiền sử nhồi máu cơ tim, đặt stent mạch vành, đột quỵ,...), suy thận, bạn nên hỏi ý kiến nhân viên y tế trước khi sử dụng các thuốc trên.

Để gia tăng hiệu quả giảm đau, bạn cũng có thể kết hợp đồng thời Paracetamol và 1 thuốc NSAIDs. Trên thị thường có một số chế phẩm được bào chế sẵn dưới dạng phối hợp như Alaxan (Paracetamol + Ibuprofen), rất tiện lợi để sử dụng khi cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý không sử dụng cùng lúc 2 thuốc trong nhóm NSAIDs do làm gia tăng các tác dụng bất lợi của thuốc NSAIDs.

Với trẻ em, Ibuprofen là thuốc NSAIDs được ưu tiên lựa chọn với liều sử dụng thông thường: 5 – 10 mg/kg/lần (tối đa 400 mg/lần), có thể dùng liều tiếp theo sau 6 – 8 tiếng, tổng liều trong ngày không vượt quá 40 mg/kg.

NSAID
Một số thuốc giảm đau nhóm NSAIDs

3. Nhóm thuốc gây tê tại chỗ

Các đại diện của nhóm thuốc này bao gồm: lidocaine, benzocaine, tetracaine, prilocaine. Thuốc thường được bào chế dưới dạng dung dịch, gel, hoặc dạng xịt. Để sử dụng, bạn cần dùng khăn sạch thấm khô vùng niêm mạc nướu (lợi) xung quanh vùng răng đau, tẩm dung dịch/gel chứa thuốc vào đầu tăm bông, tiếp theo dùng tăm bông đưa thuốc vào vùng răng đau.

Ưu điểm của thuốc gây tê tại chỗ là tác dụng giảm đau xuất hiện nhanh (trong vòng 30 giây – 2 phút), tuy nhiên độ dài tác dụng lại khá ngắn, thông thường 15 – 60 phút, do đó thường cần dùng nhiều lần trong ngày, gây bất tiện cho người sử dụng. Mặt khác, thuốc có thể thấm vời cơ thể qua niêm mạc, gây nên các tác dụng bất lợi do tích lũy liều nếu sử dụng kéo dài. Riêng với hoạt chất benzocaine, không được sử dụng thuốc này cho bệnh nhân có bệnh lý methemoglobin máu hoặc trẻ em dưới 2 tuổi.

Lidocaine 10%
Thuốc gây tê tại chỗ Lidocaine

Cần lưu ý, bạn nên đến tại các cơ sở nha khoa để các bác sỹ thăm khám xác định nguyên nhân gây đau răng và có hướng điều trị hiệu quả, tránh tái phát, nhất là khi bạn mắc kèm các triệu chứng sốt, rét run, tình trạng đau răng kéo dài > 2 ngày...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

135K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Rhutazil
    Công dụng thuốc Rhutazil

    Rhutazil có chứa các thành phần là Acetaminophen 500mg, Loratadin 5mg, Dextromethorphan HBr 7.5 mg dưới dạng viên nén, có tác dụng làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như ho, sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, nghẹt ...

    Đọc thêm
  • banner natives image
    QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • manophen
    Công dụng thuốc Manophen

    Thuốc Manophen chứa hoạt chất Tramadol và Acetaminophen được chỉ định trong điều trị các cơn đau ngắn cấp tính và mạn tính mức độ trung bình đến nặng. Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi ...

    Đọc thêm
  • thuốc Anolor 300
    Công dụng thuốc Anolor 300

    Thuốc Anolor 300 được chỉ định sử dụng nhằm điều trị chứng đau đầu do co cơ hoặc căng thẳng. Thuốc bao gồm các thành phần như acetaminophen, butalbital và caffeine, giúp giảm cơn đau đầu hiệu quả và nhanh ...

    Đọc thêm
  • Zerlor
    Công dụng thuốc Zerlor

    Thuốc Zerlor chứa 3 hoạt chất chính là Acetaminophen, caffeine và Dihydrocodeine. Thuốc thường được chỉ định để giảm các cơn đau vừa đến nặng. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin về công dụng, liều dùng và những ...

    Đọc thêm
  • acetra
    Công dụng thuốc Acetra

    Acetra được sản xuất và đăng ký bởi Công ty Synmedic Laboratories, thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, thuốc điều trị Gout và các bệnh xương khớp. Thuốc Acetra được chỉ định sử dụng trong ...

    Đọc thêm