Công dụng thuốc Asmacort

Thuốc Asmacort thường được sử dụng trong điều trị hen suyễn, bệnh phế quản mạn tính. Vậy thuốc Asmacort là thuốc gì, có công dụng gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?

1. Thuốc Asmacort là thuốc gì?

Thuốc Asmacort là một loại thuốc tác dụng trên đường hô hấp. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, với thành phần chính của thuốc là:

  • Dexamethasone 0.25mg.
  • Theophyllin 65mg.
  • Phenobarbital 8.5mg.

Dexamethasone có tác dụng chính là chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch, nó còn có tác dụng đến cân bằng điện giải thì rất ít.

Theophylline có tác dụng trực tiếp làm giãn cơ trơn của đường phế quản và các mạch máu phổi. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng theophylline có hiệu lực trên tính co thắt của cơ hoành ở người bình thường, vì vậy mà nó cải thiện sự co thắt ở bệnh nhân bị bệnh tắc nghẽn đường thở mạn tính. Ngoài ra, theophylline cũng là một chất kích thích hô hấp trung ương.

Phenobarbital có tác dụng chống co giật - động kinh cục bộ và động kinh nhỏ, phòng tái phát co giật sốt cao ở trẻ sơ sinh.

Thuốc Asmacort được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Hen suyễn, khó thở kịch phát trầm trọng và bệnh hen suyễn khó thở liên tục.
  • Dạng co cứng của bệnh phế quản mạn tính mà bệnh nhân không có cơn kịch phát mất bù hô hấp.

Thuốc Asmacort chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.
  • Dexamethason acetat chống chỉ định trong các trường hợp sau: Nhiễm virus tại chỗ, nhiễm nấm toàn thân hoặc nhiễm khuẩn lao, lậu chưa kiểm soát được bằng thuốc kháng khuẩn và khớp bị hủy hoại nặng.
  • Theophyllin chống chỉ định trong các trường hợp: Đang bị loét dạ dày - tá tràng, co giật, động kinh không kiểm soát được.
  • Phenobarbital chống chỉ định trong các trường hợp: Suy hô hấp nặng, khó thở hoặc tắc nghẽn. Bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Suy gan nặng.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Asmacort

Thuốc Asmacort được sử dụng bằng đường uống.

Liều dùng thuốc Asmacort cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Liều dùng khuyến cáo của thuốc Asmacort như sau:

  • Người lớn: Sử dụng 1 - 2 viên/ lần, 2 lần/ ngày.
  • Trẻ em 6 - 12 tuổi: Sử dụng liều 1/2 viên/ lần, 2 - 4 lần/ ngày.

Nếu quên uống một liều thuốc Asmacort, bạn hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã gần tới thời điểm sử dụng liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp theo kế hoạch. Không uống gấp đôi liều thuốc Asmacort đã quy định.

3. Tác dụng phụ của thuốc Asmacort

Khi sử dụng thuốc Asmacort, bạn có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn bao gồm:

  • Buồn ngủ.
  • Kích ứng dạ dày, buồn ngủ.
  • Dùng lâu dài có thể gây loãng xương, ứ nước, tăng huyết áp, phù nề do có Dexamethasone.

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc Asmacort, bạn cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

4. Tương tác của thuốc Asmacort với các thuốc khác

Dexamethason acetat trong thuốc Asmacort làm giảm tác dụng điều trị của thuốc Barbiturat, Phenytoin, Rifabutin, Rifampicin, Carbamazepin, Ephenn[W1] , Aminoglutethimide và làm tăng tác dụng giảm kali huyết khi sử dụng chung với các thuốc lợi tiểu làm giảm kali huyết (Thiazid, Furosemid).

Theophyllin trong thuốc Asmacort làm tăng thải trừ lithi và có thể làm giảm tác dụng điều trị của thuốc này. Khi sử dụng chung với Cimetidin, liều cao Allopurinol, Propranolon, Ciprofloxacin, thuốc tránh thai uống, Erythromycin có thể làm tăng nồng độ theophyllin trong huyết thanh.

Rifampicin có thể làm giảm nồng độ của theophyllin trong huyết thanh. Theophyllin làm tăng chuyển hoá ở gan nên nó có thể làm giảm nồng độ huyết thanh của một trong hai thuốc khi sử dụng chung với phenytoin, carbamazepin hoặc barbiturate.

Phenobarbital trong thuốc Asmacort có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai. Phenobarbital sử dụng chung với các thuốc chẹn beta (propranolon, metoprolol) thì nồng độ thuốc trong huyết tương và tác dụng lâm sàng của các thuốc chẹn beta bị giảm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan