Công dụng thuốc Colarosu

Colarosu thuộc danh mục thuốc trị rối loạn lipid máu. Thuốc có chứa thành phần chính là Rosuvastatin, dạng bào chế viên nén bao phim và đóng gói hộp 3 vỉ x 10 viên. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Colarosu sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

1. Công dụng của thuốc Colarosu

Thuốc Colarosu có tác dụng dự phòng biến cố tim mạch.

Dược lực học:

  • Rosuvastatin là 1 chất ức chế chọn lọc và cạnh tranh với HMG-CoA reductase. Đồng thời, hoạt chất này cũng là enzym xúc tác quá trình chuyển đổi 3-hydroxy-3-methylglutaryl coenzym A thành mevalonat - 1 tiền chất của cholesterol. Vị trí tác động chính của Rosuvastatin là gan - cơ quan đích làm giảm cholesterol.
  • Sau khi uống, Rosuvastatin làm tăng số lượng thụ thể LDL trên bề mặt tế bào ở gan, do vậy làm tăng hấp thu và dị hóa LDL và ức chế sự tổng hợp VLDL ở gan. Vì vậy làm giảm các thành phần VLDL và LDL.

Dược động học:

  • Hấp thu: Nồng độ đỉnh trong huyết tương của hoạt chất Rosuvastatin đạt được khoảng 5 giờ sau khi sử dụng. Ðộ sinh khả dụng tuyệt đối khoảng 20%.
  • Phân bố: Rosuvastatin phân bố rộng rãi ở gan. Thể tích phân bố của Rosuvastatin khoảng 134l. Khoảng 90% hoạt chất này kết hợp với Protein huyết tương và chủ yếu là với Albumin.
  • Chuyển hóa: Rosuvastatin ít bị chuyển hoá (khoảng 10%). CYP2C9 là chất đồng enzyme chính tham gia vào quá trình chuyển hoá, 2C19, 3A4 và 2D6 tham gia ở mức độ thấp hơn. Chất chuyển hoá chính được xác định là N-desmethyl và lactone. Rosuvastatin chiếm hơn 90% hoạt tính ức chế HMG-CoA reductase trong tuần hoàn.
  • Ðào thải: Khoảng 90% liều Rosuvastatin được thải trừ ở dạng không đổi qua phân và phần còn lại được bài tiết ra nước tiểu của người bệnh. Khoảng 5% Rosuvastatin được bài tiết ra nước tiểu dưới dạng không đổi. Thời gian bán thải của Rosuvastatin trong huyết tương khoảng 19 giờ.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Colarosu

Thuốc Colarosu 10 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Tăng cholesterol máu nguyên phát: Kể cả rối loạn lipid máu hỗn hợp và tăng cholesterol máu gia đình kiểu dị hợp tử) ở người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
  • Tăng cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử. Kết hợp với chế độ ăn kiêng và các biện pháp điều trị giảm lipid khác.

3. Chống chỉ định của thuốc Colarosu 10

Thuốc Colarosu 10 chống chỉ định trong trường hợp:

  • Bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc Colarosu 10.
  • Người có bệnh gan tiến triển, bao gồm: Tăng transaminase huyết thanh hơn 3 lần giới hạn trên của mức bình thường và tăng transaminase huyết thanh kéo dài mà không rõ nguyên nhân.
  • Người bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30ml/ phút).
  • Người có bệnh lý về cơ.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Colarosu

Cách dùng:

  • Thuốc Colarosu dùng theo đường uống;
  • Người bệnh dùng thuốc Colarosu cùng với nước lọc hoặc nước sôi để nguội.
  • Không nên nhai, nghiền nát hoặc bẻ viên Colarosu vì có thể làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.

Liều dùng:

  • Liều Colarosu khởi đầu cho hầu hết người lớn là 5mg x 1 lần/ ngày.
  • Liều Colarosu tối đa là 40mg/ ngày.

Lưu ý: Liều dùng Colarosu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Colarosu cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Colarosu phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Colarosu:

  • Trong trường hợp quên liều thuốc Colarosu thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Colarosu đã quên và sử dụng liều mới.
  • Khi sử dụng thuốc Colarosu quá liều thì người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

4. Tác dụng phụ của thuốc Colarosu

Ở liều điều trị, thuốc Colarosu được dung nạp tốt. Tuy nhiên, quá trình sử dụng Colarosu, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng khi dùng thuốc Colarosu gồm:

  • Đau cơ;
  • Yếu ớt;
  • Sốt;
  • Tức ngực;
  • Vàng da hoặc mắt;
  • Nước tiểu có màu sẫm;
  • Đau ở phần trên bên phải của bụng;
  • Buồn nôn;
  • Mệt mỏi quá mức;
  • Yếu đuối;
  • Chảy máu bất thường hoặc bầm tím;
  • Ăn mất ngon;
  • Các triệu chứng giống cúm;
  • Đau họng;
  • Ớn lạnh hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng khác;
  • Phát ban;
  • Nổi mề đay;
  • Ngứa;
  • Khó thở hoặc khó nuốt;
  • Sưng mặt, cổ họng, mắt, tay, lưỡi, môi, chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân;
  • Khàn tiếng;
  • Tê hoặc ngứa ran ở ngón tay hoặc ngón chân.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Colarosu và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

5. Lưu ý khi dùng thuốc Colarosu

  • Thận trọng khi dùng Colarosu cho những bệnh nhân ≥ 65 tuổi, suy thận, nhược giáp, tiền sử bản thân hoặc gia đình có bệnh di truyền về cơ - xương hoặc người đang dùng thuốc chống đông máu. Nên đo nồng độ Creatine Kinase (CK) trước khi dùng Colarosu.
  • Colarosu có thể gây tác dụng phụ chóng mặt, do vậy cần thận trọng khi dùng thuốc trên đối tượng này.

6. Tương tác thuốc Colarosu

  • Dùng đồng thời Cyclosporin với Colarosu 10 sẽ làm tăng tác dụng phụ của thuốc.
  • Colarosu 10 có thể làm tăng tác động của warfarin và làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Thuốc kháng axit làm giảm hấp thu Colarosu 10. Do đó, cần sử dụng 2 loại thuốc này ở khoảng cách xa nhau.
  • Sử dụng đồng thời Colarosu 10 với Gemfibrozil (Lopid), Axit Nicotinic hoặc các loại thuốc khác có thể gây tổn thương gan hoặc cơ và làm tăng tỷ lệ mắc các chấn thương cơ bắp.

Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Colarosu thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Colarosu phù hợp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Colarosu, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Colarosu là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.

80 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • pravacor
    Công dụng thuốc Pravacor

    Pravacor thuộc nhóm thuốc tim mạch. Với thành phần chính là Pravastatin, thuốc Pravacor được dùng trong điều trị hỗ trợ và dự phòng tiên phát, thứ phát ở người bị tăng cholesterol trong máu.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Stavid
    Công dụng thuốc Stavid

    Thuốc Stavid với thành phần chính là Simvastatin. Thuốc Stavid được sử dụng trong hỗ trợ với chế độ ăn kiêng ở bệnh nhân tăng cholesterol máu tiên phát mà không đáp ứng với chế độ ăn kiêng và/ hoặc ...

    Đọc thêm
  • Eutaric
    Công dụng thuốc Eutaric

    Thuốc Eutaric là thuốc kê đơn được chỉ định điều trị các bệnh về mạch vành, giảm cholesterol máu. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Eutaric, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên ...

    Đọc thêm
  • Glodia 20
    Công dụng thuốc Glodia 20

    Glodia 20 là thuốc gì? Thuốc Glodia 20 thuộc nhóm thuốc tim mạch có chứa thành phần chính là hoạt chất Rosuvastatin với tác dụng điều trị tăng cholesterol trong máu. Vậy loại thuốc Glodia 20 được sử dụng như ...

    Đọc thêm
  • Amsibed 20
    Công dụng thuốc Amsibed 20

    Thuốc Amsibed 20 là thuốc là một thuốc giảm lipid máu, có thành phần chính là Simvastatin 20mg. Thuốc có tác dụng ức chế chọn lọc sự hấp thu cholesterol và các sterol thực vật liên quan tại ruột.

    Đọc thêm