Công dụng thuốc Crizotinib

Crizotinib là một chất ức chế kinase hoạt động bằng cách nhắm mục tiêu và ngăn chặn các thụ thể được tìm thấy trên các tế bào ung thư được gọi là kinase u lympho không sản sinh (ALK). Thuốc Crizotinib được dùng để điều trị ung thư phổi trong giai đoạn di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Bằng cách ức chế ALK, thuốc Crizotinib có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển tế bào của tế bào ung thư phổi.

1. Thuốc Crizotinib chữa bệnh gì?

Với cơ chế tác dụng bằng cách nhắm mục tiêu và ngăn chặn các thụ thể được tìm thấy trên tế bào ung thư được gọi là kinase u lympho không sản sinh (ALK). Thuốc Crizotinib được chỉ định trong trường hợp cụ thể như sau:

  • Ung thư phổi trong giai đoạn di căn sang các bộ phận khác của cơ thể
  • Bệnh nhân bị ung thư phổi tế bào lớn chưa di căn

Mặt khác, bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc Crizotinib

2. Cách sử dụng thuốc Crizotinib

Thuốc Crizotinib được dùng bằng đường uống, có thể dùng kèm với thức ăn. Người bệnh cần nuốt trọn viên thuốc cùng với nước, không nên bẻ, mở, nghiền hoặc nhai nát viên thuốc.

Liều dùng thuốc Crizotinib cho người lớn bị mắc ung thư phổi: 250mg x 2 lần/ngày.

Hiện nay, liều dùng thuốc Crizotinib cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Vì vậy hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc Crizotinib cho trẻ.

Nếu quên uống một liều thuốc Crizotinib hãy dùng liều đó ngay khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên nếu đã gần đến thời điểm dùng liều Crizotinib tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều tiếp theo theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được uống gấp đôi liều thuốc Crizotinib để bù lại liều đã quên.

3. Tác dụng phụ của thuốc Crizotinib

Thuốc Crizotinib có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cho người sử dụng. Các tác dụng phụ của thuốc Crizotinib cụ thể như sau:

  • Thay đổi thị lực: Một số bệnh nhân có những thay đổi về thị lực như: nhìn mờ, mắt nhạy cảm với ánh sáng hơn, nhìn thấy ánh chớp, nhìn đôi, trong một số trường hợp người bệnh có thể mất thị lực.
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Tiêu chảy: Chất xơ hòa tan trong một số loại thực phẩm như: nước sốt táo, chuối chín, khoai tây luộc, bột yến mạch, ... có thể giúp giảm tiêu chảy. Uống nhiều nước mỗi ngày để ngăn mất nước.
  • Táo bón
  • Ngất xỉu, choáng váng nặng, nhịp tim đập nhanh, nhịp tim bất thường hoặc đập thình thịch
  • Đau ngực, ho có đờm hoặc ho khan, thở khò khè, hụt hơi, cảm giác thở ngắn.
  • Phù, sưng tấy ở bàn tay và bàn chân, tê, cảm giác ngứa ran ở bàn tay và/ hoặc bàn chân
  • Mệt mỏi
  • Nhiễm trùng, giảm số lượng bạch cầu, sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, viêm niêm mạc miệng, lở loét ở miệng hoặc họng, xuất hiện các triệu chứng cảm cúm.
  • Tăng độc tính ở gan, tăng men gan, vàng da, nước tiểu có màu sẫm, biếng ăn, ăn không ngon miệng.
  • Người bệnh dễ thâm tím, nguy cơ chảy máu tăng (ở mũi, miệng, âm đạo hoặc trực tràng), dưới da xuất hiện nhiều đốm nhỏ màu tím hoặc đỏ.
  • Phát ban, ngứa, da nhạy cảm với ánh sáng
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Crizotinib

  • Thuốc Crizotinib có thể gây ra thay đổi thị lực như: nhìn mờ, nhìn đôi; choáng váng nặng, ngất xỉu và mệt mỏi quá sức vì vậy trong khi dùng thuốc Crizotinib người bệnh không nên lái xe, vận hành máy móc và làm các công việc đòi hỏi sự tỉnh táo.
  • Theo các nghiên cứu thuốc Crizotinib có thể có nguy cơ gây ra các dị tật bẩm sinh vì vậy bạn không nên mang thai hoặc làm cha trong khi đang dùng thuốc Crizotinib. Kiểm soát sinh sản hiệu quả là cần thiết trong quá trình điều trị và ít nhất 45 ngày sau khi điều trị. Nam giới có bạn tình nữ có khả năng sinh sản nên sử dụng bao cao su trong thời gian điều trị ít nhất 90 ngày sau liều cuối cùng của thuốc Crizotinib. Phụ nữ không nên cho con bú khi đang dùng thuốc Crizotinib hoặc trong 45 ngày sau liều cuối cùng của thuốc Crizotinib.

5. Tương tác thuốc Crizotinib

Thuốc Crizotinib có thể tương tác với các thuốc và thực phẩm cụ thể như sau:

  • Bưởi, nước ép bưởi
  • Các thuốc chống loạn nhịp tim như: disopyramide, sotalol, dofetilide, dronedarone.
  • Thuốc Amiodarone, arsenic, asenapine, astemizole, bepridil, chloroquine, cisapride, citalopram, domperidone, doxepin, droperidol, haloperidol, butillide, methadone, maprotiline, nortriptyline, ondansetron, pentamidine, quetiapine, thuốc ức chế tyrosine kinase như: dasatinib, lapatinib, nilotinib, sunitinib.
  • Các thuốc kháng sinh fluoroquinolon như: levofloxacin, ciprofloxacin, ofloxacin, ...
  • Các thuốc trị nấm như: itraconazole, ketoconazole, voriconazole; thuốc chẹn beta như propranolol, digoxin, phenobarbital, rifampin,...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe