Công dụng thuốc Lifibrat 100 và 300

Lifibrat là thuốc tác động lên hệ mạch máu, thường được chỉ định trong các bệnh lý tăng cholesterol máu có kèm tăng Triglycerid. Vậy cơ chế tác dụng và lưu ý gì khi sử dụng thuốc?

1. Thuốc Lifibrat có tác dụng gì?

  • Lifibrat có thành phần chính Fenofibrat - là dẫn xuất của acid fibric có tác dụng hạ lipid máu. Cơ chế tác dụng của Fenofibrate là ức chế sinh tổng hợp cholesterol ở gan, làm giảm các thành phần gây xơ vữa và giảm triglycerid máu.
  • Lifibrat làm giảm cholesterol máu đến 20-25% và giảm triglyceride máu đến 40-50%. Đồng thời, Lifibrat giúp cải thiện sự phân bổ cholesterol trong huyết tương bằng cách giảm tỉ lệ cholesterol toàn phần/ cholesterol HDL, giảm nguy cơ gây xơ vữa động mạch.
  • Ngoài ra, thành phần Fenofibrate có thể làm giảm cholesterol ngoài mạch máu, tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu khi điều trị dài hạn và chống kết tập tiểu cầu.
  • Thuốc Lifibrat hấp thu qua đường tiêu hóa, gắn kết mạnh với albumin huyết tương và đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 5 giờ uống. Cuối cùng thuốc đào thải qua đường nước tiểu.

2. Chỉ định của thuốc Lifibrat

Thuốc Lifibrat được chỉ định điều trị trong các trường hợp bệnh lý sau:

  • Tăng cholesterol máu đơn thuần type IIa.
  • Tăng lipid huyết tương kết hợp type IIb và type III.
  • Tăng Triglycerid nội sinh đơn lẻ type IV.
  • Tăng lipoprotein thứ phát dai dẳng do bệnh lý đái tháo đường (đã điều trị nguyên nhân nhưng không giảm).
  • Các bệnh lý tăng lipid máu đã áp dụng chế độ ăn kiêng và tập luyện nhưng không giảm.

3. Chống chỉ định của thuốc Lifibrat

Thuốc Lifibrat không được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân dị ứng với thành phần Fenofibrate hoặc với bất cứ thành phần nào khác của thuốc.
  • Bệnh nhân suy thận nặng không dùng Lifibrat do nguy cơ độc trên thận.
  • Các rối loạn chức năng gan, bệnh lý túi mật hoặc suy gan nặng.
  • Trẻ em dưới 10 tuổi.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú dùng thuốc có nguy cơ độc tính cho thai và em bé.
  • Bệnh nhân có phản ứng dị ứng với ánh sáng khi điều trị với các thuốc nhóm fibrates khác hoặc các kháng viêm không steroid (ketoprofen).

Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng thuốc Lifibrat, gồm:

  • Kiểm tra chức năng gan trước và trong khi điều trị do thuốc có nguy cơ cao gây độc cho gan. Ngưng dùng thuốc nếu men gan (SGOT, SGPT) tăng gấp 3 lần giá trị bình thường.
  • Sau từ 3 đến 6 tháng điều trị nếu nồng độ lipid trong huyết tương không giảm nên xem xét điều trị bổ sung hoặc thay thế.
  • Thuốc tác động lên hệ cơ, do vậy theo dõi các triệu chứng liên quan đến cơ trong suốt quá trình dùng thuốc.
  • Bệnh nhân có bệnh lý xơ gan ứ mật hay sỏi mật khi dùng Lifibrat có thể xảy ra các biến chứng ở đường mật.
  • Theo dõi, kiểm tra công thức máu định kỳ trong suốt quá trình sử dụng thuốc.

4. Tương tác thuốc của Lifibrat

  • Phối hợp Lifibrat với các thuốc chống đông máu sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Không dùng chung Lifibrat với các thuốc độc trên gan như thuốc ức chế MAO, Perhexiline maleate,... sẽ tăng độc tính lên gan.
  • Các thuốc nhóm fibrat khác, các thuốc ức chế HMG CoA reductase (Pravastatin, Simvastatin và Fluvastatin) khi dùng chung với Lifibrat sẽ tăng tác dung thuốc.

Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Lifibrat thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Lifibrat phù hợp.

5. Liều dùng và cách dùng

Cách dùng:

  • Lifibrat được bào chế dưới dạng viên uống, uống thuốc vào bữa ăn chính.
  • Sử dụng thuốc phải kết hợp với chế độ ăn kiêng và tập thể dục hợp lý.

Liều dùng:

  • Người lớn: 3 viên (viên 100mg)/ ngày.
  • Trẻ em trên 10 tuổi: Dùng liều tối đa 5 mg/ kg/ ngày.

6. Tác dụng phụ của thuốc Lifibrat

Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc Lifibrat gồm:

Tóm lại, Lifibrat là thuốc điều trị các rối loạn lipid máu trong và ngoài thành mạch. Thuốc gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể đặc biệt là trên hệ gan mật. Vì vậy cần phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ trong suốt quá trình dùng thuốc. Sử dụng thuốc Lifibrat luôn cần phối hợp với một chế độ ăn kiêng và tập luyện phù hợp. Lưu ý, Lifibrat là thuốc kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan