Công dụng thuốc Mekopadol

Thuốc Mekopadol được sử dụng giảm đau hạ sốt chống viêm cho bệnh nhân có các vấn đề liên quan đến xương khớp. Đây là thuốc chỉ định, vì thế người bệnh không nên tự ý dùng khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Những thông tin chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Mekopadol là thuốc gì.

1. Công dụng của thuốc Mekopadol

Thuốc Mekopadol được sử dụng điều trị cho những trường hợp cần giảm đau hạ sốt.... Phần lớn công dụng thuốc phụ thuộc theo tình trạng bệnh nhân để sử dụng. Bác sĩ sẽ chỉ định, hướng dẫn người bệnh dùng Mekopadol khi thuộc các trường hợp sau:

Tùy theo từng bệnh nhân và mức độ nhiễm bệnh, bác sĩ mới có thể chỉ định cụ thể. Một số trường hợp không trong danh sách chỉ định vẫn có thể dùng thuốc nếu bác sĩ cho phép.

Thuốc Mekopadol là dược phẩm được sử dụng cho bệnh nhân sốt cao hoặc sốt cao có kèm đau nhức. Tùy từng tình huống cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Mekopadol

Thuốc Mekopadol có dạng bào chế viên nang sử dụng qua đường uống. Khi uống thuốc ngoài chuẩn bị thêm một cốc nước người bệnh cần lưu ý thời điểm uống và liều lượng uống phù hợp. Liều lượng sử dụng thuốc Mekopadol có thể điều chỉnh theo độ tuổi và bệnh lý nền của người bệnh. Sau đây là một số liều dùng phổ biến cho bạn tham khảo:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi không thuộc danh mục chỉ định sử dụng. Thông thường nhóm trẻ này không được phép dùng thuốc Mekopadol trừ trường hợp bắt buộc có chỉ định bác sĩ yêu cầu sử dụng
  • Trẻ nhỏ từ 2 tới 6 tuổi liều dùng quy định có thể dao động 0,5 - 1 viên mỗi lần. Tình trạng điều trị cụ thể sẽ là cơ sở để cân nhắc số lần dùng trong ngày thường không quá 2 lần/ ngày.
  • Trẻ dưới tuổi vị thành niên 7 - 15 tuổi liều dùng dao động 2 - 3 lần trong ngày. Mỗi lần sử dụng sẽ uống 1 viên và tiến hành theo dõi điều chỉnh theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Bệnh nhân từ 15 tuổi được tính liều dùng ngư người lớn. Mỗi lần dùng người lớn có thể sử dụng liều 1 - 2 lần và số lần sử dụng trong ngày thường trong khoảng 3 - 4 lần.

Thuốc Mekopadol khi uống cần đảm bảo khoảng cách giữa các liều liên tiếp tối thiểu là 4 giờ. Trường hợp quên uống thuốc hay sai lệch thời gian gây ảnh hưởng các liều dùng kế tiếp cần báo cho bác sĩ. Hãy cố gắng đặt lịch nhắc nhở sử dụng thuốc Mekopadol, tránh tình trạng uống thuốc quá liều hay thời gian giữa các liều không đảm bảo ảnh hưởng tới tình trạng điều trị của bản thân.

3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Mekopadol

Thuốc Mekopadol nói riêng dược phẩm giảm đau hạ sốt nói chung đều có ảnh hưởng phụ gây kích ứng cho một nhóm bệnh nhân. Đây là điều có thể lường trước và tránh được nếu người bệnh chủ động kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Tình huống bệnh nhân phát hiện có tiền sử dị ứng hay đang có nguy cơ kích ứng thành phần cấu tạo từ thuốc hãy báo lại nhanh cho bác sĩ. Mọi thành phần đều cần kiểm tra nguy cơ dị ứng và thay đổi thuốc điều trị nếu mức độ mẫn cảm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh nhân có tiền sử thiếu máu hay sức khoẻ cơ quan nội tạng suy yếu không được phép sử dụng thuốc Mekopadol. Ngoài ra, bạn có thể nằm trong danh sách đối tượng chống chỉ định nếu thuộc nhóm danh sách sau đây:

  • Phụ nữ xác định đang mang thai hoặc còn nuôi con bằng sữa mẹ
  • Bệnh nhân sử dụng thuốc IMAO và đã dừng chưa quá 14 ngày so với thời điểm cần điều trị bằng Mekopadol
  • Người bệnh chẩn đoán đang hoặc sắp suy giảm chức năng gan thận
  • Bệnh nhân phát hiện dấu hiệu cơn hen cấp tính
  • Bệnh nhân mắc chứng phì đại tuyến tiền liệt
  • Người bệnh tắc cổ bàng quang
  • Bệnh nhân tắc môn vị hay tắc đại tràng
  • Người bệnh mắc hội chứng thiếu hụt G6PD

Bên cạnh nhóm bệnh nhân chống chỉ định sử dụng thuốc Mekopadol thì một số nhóm đối tượng cần thận trọng khi dùng thuốc. Để đảm bảo an toàn, bạn nên kiểm tra sức khỏe để đánh giá tổng quát tình trạng hiện tại. Cụ thể là một số bệnh nhân không thể dùng thuốc có chứa acetaminophen hãy báo cho bác sĩ nếu được chỉ định Mekopadol.

Bệnh nhân thiếu máu thường xuyên sẽ chống chỉ định sử dụng. Do vậy mức độ thiếu máu mới hoặc nhẹ có thể cân nhắc sử dụng thuốc Mekopadol nếu bác sĩ cho phép. Ngoài ra với nhóm bệnh nhân xác định thiếu máu hay bầm tím cần được kiểm tra nồng độ thuốc trong máu liên tục tránh tăng cao nồng độ thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh.

Những bệnh nhân mắc bệnh lý gan chống chỉ định dùng thuốc Mekopadol. Tuy nhiên một vài đối tượng gan ổn định nhưng dự phòng nguy cơ ảnh hưởng nên chú ý điểm này. Với bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu hoặc thường xuyên sử dụng đồ uống có cần cần tránh và hạn chế ngay thực phẩm hay chất kích thích không tốt cho sức khỏe. Trường hợp nghiện rượu gây nhiễm độc gan có thể gián tiếp làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bằng thuốc Mekopadol.

Thuốc Mekopadol có nguy cơ gây ra bí tiểu khi sử dụng. Người bệnh hết sức lưu ý chức năng tiểu tiện nếu cảm giác khó khăn cần báo lại ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn và giúp đỡ kịp thời. Ngoài ra nếu xuất hiện một hoặc một vài biểu hiện dưới đây hãy cân nhắc lại khi muốn điều trị bằng thuốc Mekopadol:

  • Bệnh nhân phát hiện mắc bệnh lý mãn tính ở phổi
  • Suy giảm chức năng hệ hô hấp
  • Bệnh ngủ gà
  • Khô miệng
  • Hoa mắt chóng mặt
  • Suy giảm khả năng hoạt động của thận
  • Suy giảm thị lực

Trước khi sử dụng thuốc Mekopadol hãy trao đổi với bác sĩ để hiểu hơn về thuốc. Đồng thời có thể kịp làm các xét nghiệm đánh giá sức khỏe. Kết quả sức khỏe tổng quát sẽ đánh giá phần nào mức độ tương thích của cơ thể với thuốc. Người bệnh cần phân tích và đánh giá được nguy cơ mắc bệnh cũng như bệnh lý cần điều trị để đảm bảo không có ảnh hưởng xấu khi sử dụng thuốc Mekopadol trong điều trị.

4. Phản ứng phụ của thuốc Mekopadol

Phản ứng phụ được phát hiện trên thuốc Mekopadol không nhiều. Tuy nhiên mỗi phản ứng phụ đều tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng. Những phản ứng phụ trên được đưa ra theo thứ tự thường gặp đến hiếm gặp. Ngoài ra bạn có thể gặp các ảnh hưởng khác không được liệt kê.

Mỗi người bệnh cần chủ động theo dõi sức khỏe và làm kiểm tra định kỳ. Hãy luôn thực hiện các kiểm tra khi cần thiết và theo kế hoạch để có thể kiểm soát nguy cơ tương tác thuốc xảy ra. Những phản ứng phụ khác chưa xuất hiện hoặc chưa được phân tích rõ bệnh nhân không nên chủ quan. Hãy phòng chống mọi phản ứng tiêu cực của sức khỏe trong thời gian sử dụng Mekopadol.

5. Tương tác với thuốc Mekopadol

Thuốc Mekopadol không được sử dụng đồng thời với đồ uống có chứa cồn. Ngoài ra người bệnh lưu ý tránh dùng đồng thời thuốc Mekopadol với chất ức chế thần kinh và atropine.

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn đọc hiểu Mekopadol là thuốc gì. Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

44 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan