Công dụng thuốc Revotam

Thuốc Revotam có thành phần là Cefoperazone Sodium và Sulbactam sodium. Thuốc được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi các vi khuẩn với phổ kháng khuẩn rộng như: Nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới, nhiễm trùng đường tiết niệu trên và dưới, viêm màng bụng, viêm túi mật, viêm đường mật và một số bệnh nhiễm trùng khác,...

1. Tác dụng của thuốc Revotam

Thuốc Revotam có chứa thành phần và tác dụng như sau:

  • Cefoperazone (dưới dạng Cefoperazone Sodium) là thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, thuộc nhóm thuốc kháng nấm, kháng virus và chống nhiễm khuẩn. Cefoperazone có tác dụng với hầu hết các vi khuẩn gram âm do nó bền vững trước enzyme beta - lactamase.
  • Sulbactam (dưới dạng Sulbactam sodium),có cấu trúc tương tự men Beta lactam nhưng có hoạt tính kháng khuẩn yếu cho nên ít được chỉ định sử dụng đơn độc để điều trị trên lâm sàng. Do Sulbactam có khả năng làm mất hoạt tính của Enzym beta lactamase nên sẽ bảo vệ các kháng sinh có cấu trúc Beta lactam trước việc bị phân huỷ bởi men này.

2. Chỉ định của thuốc Revotam

Thuốc Revotam được chỉ định trong những trường hợp như sau:

3. Chống chỉ định của thuốc Revotam

Không sử dụng Revotam ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc hoặc kháng sinh nhóm Cephalosporin và Penicillin.

4. Liều dùng và cách sử dụng của thuốc Revotam

4.1. Cách sử dụng của thuốc Revotam

Revotam sản xuất dưới dạng bột pha tiêm, được bác sĩ chỉ định tiêm bắp sâu hoặc tiêm, truyền tĩnh mạch. Để tránh tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc Revotam, khi tiêm thuốc đường tĩnh mạch thì cần tiêm thuốc từ từ, tối thiểu 3 đến 5 phút. Trong trường hợp truyền tĩnh mạch, truyền thuốc chậm trong vòng từ 20 đến 60 phút. Lọ thuốc tiêm sau khi pha với 5ml nước cất pha tiêm thì lắc kỹ cho tan hoặc pha vào dung dịch truyền tĩnh mạch, thuốc sau khi pha xong phải tiêm ngay.

Người bệnh không được tự ý pha thuốc và tiêm truyền thuốc tại nhà, mà phải có chỉ định sử dụng thuốc, quá trình dùng thuốc cũng phải giám sát bởi bác sĩ có chuyên môn.

3.1. Liều dùng thuốc Revotam

Liều thuốc Revotam có thể thay đổi dựa vào loại vi khuẩn bệnh nhân mắc phải, mức độ nặng của bệnh và thể trạng của bệnh nhân, cho nên người bệnh tuyệt đối không được tự ý tăng, giảm liều thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Người lớn: Nên chia liều thuốc trong ngày cách nhau mỗi 6-12 giờ:

  • Nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình: Liều 2-4g/ lần x 2-4 lần/ ngày
  • Nhiễm khuẩn nặng: Liều 4-8/ lần x 2 lần/ ngày x 2-4 lần/ ngày

Trẻ em: Nên chia liều thuốc trong ngày cách nhau mỗi 6-12 giờ

  • Liều thông thường: 25-100mg/ kg mỗi 12 giờ.
  • Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng hay ít đáp ứng có thể tăng liều đến 160mg/ kg/ ngày, chia 2-4 lần/ ngày.
  • Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi nên chia liều thuốc mỗi 12 giờ. Liều thuốc tối đa không vượt quá 40mg/kg/ngày

Đối tượng suy thận: Không phải điều chỉnh liều thuốc.

Thời gian điều trị: Dùng thuốc Revotam thêm 3-4 ngày nữa sau khi nhiệt độ cơ thể của người bệnh đã trở về bình thường hoặc khi chắc chắn là đã hết nhiễm khuẩn. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng và dai dẳng, thời gian điều trị có thể kéo dài trong nhiều tuần.

5. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Revotam

Người bệnh sử dụng thuốc Revotam có thể gặp một số tác dụng phụ như sau:

  • Thường gặp: Phản ứng tại vị trí tiêm (viêm tắc tĩnh mạch, đau hoặc có phản ứng viêm sưng tấy tại vị trí tiêm, xuất hiện mày đay đặc biệt ở người có tiền căn dị ứng, nhất là dị ứng với Penicillin.). Hệ tiêu hóa (tiêu chảy).
  • Ít gặp: Máu (giảm bạch cầu đa nhân trung tính, tăng bạch cầu ái toan, giảm tiểu cầu máu, giảm prothrombin, làm cho test Coombs dương tính giả, giảm hemoglobin, giảm hematocrit), hệ tiêu hóa (thay đổi vi khuẩn đường ruột, có thể bị bội nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc như trực khuẩn mủ xanh và Enterobacter,...).
  • Hiếm gặp: Sốt, nhức đầu, rét run, sốc phản vệ, thiếu máu, tan máu, viêm đại tràng giả mạc, tăng men gan, hội chứng Stevens-Johnson và tiểu máu.

Khi sử dụng thuốc Revotam, người bệnh có thể gặp một số tác dụng không mong muốn mà chưa được liệt kê trên đây. Do đó, người bệnh nếu xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào cần thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý. Trong trường hợp người bệnh cần thêm thông tin về thuốc có thể hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Revotam

Người bệnh sử dụng thuốc Revotam cần thận trọng trong những trường hợp sau:

  • Trước khi điều trị bằng Revotam, cần xác định tiền sử bệnh nhân có phản ứng mẫn cảm với Cephalosporin và các dẫn chất của Cephalosporin, penicillin hoặc các thuốc khác. Người bệnh cần phải báo với bác sĩ điều trị về tiền sử dị ứng các loại thuốc của bản thân người bệnh để tránh hậu quả không mong muốn.
  • Revotam thải trừ chủ yếu qua dịch mật. Ở những bệnh nhân bị bệnh gan có hoặc không có tắc mật, thời gian lưu hành thuốc trong máu của Revotam sẽ kéo dài hơn bình thường. Do đó cần điều chỉnh liều thuốc Revotam ở những bệnh nhân tắc mật nặng, bệnh gan nặng hoặc có rối loạn chức năng thận đi kèm với các tình trạng này.
  • Khi dùng Revotam có thể gây dương tính giả với test Coombs, xét nghiệm về đường niệu, với các chất khử mà không dùng phương pháp enzyme. Vì vậy cần đánh giá kết hợp triệu chứng lâm sàng của người bệnh để đánh giá bệnh một cách chính xác nhất.
  • Một số bệnh nhân bị thiếu hụt vitamin K khi điều trị Revotam, ở những bệnh nhân xơ gan nặng, rối loạn đông máu hoặc dùng thuốc chống đông cần theo dõi chỉ số xét nghiệm prothrombin định kỳ và dùng thêm vitamin K theo chỉ định của bác sĩ khi cần thiết.
  • Phụ nữ có thai: Revotam có thể qua được hàng rào nhau thai. Vì vậy khuyến cáo chỉ sử dụng Revotam dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi thực sự cần thiết và lợi ích cao hơn nguy cơ đối với thai nhi.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Thuốc Revotam có bài tiết qua sữa mẹ, mặc dù bài tiết ít nhưng các bà mẹ cần nghe bác sĩ tư vấn liều dùng trước khi sử dụng thuốc Revotam để tránh trường hợp quá liều thuốc, theo dõi các triệu chứng tiêu chảy và tưa miệng ở trẻ sơ sinh.
  • Người lái xe và vận hành máy móc: Thuốc có thể sử dụng được cho người lái xe và vận hành máy móc.

7. Tương tác của thuốc Revotam

Revotam có thể tương tác với các nhóm thuốc hoặc hợp chất dưới đây:

  • Không pha thuốc Revotam với các dung dịch kiềm như natri bicarbonat. Để pha dung dịch truyền tĩnh mạch phải dùng các dung dịch như natri clorid 0.9%, dextrose, ringer lactat hay 1 dung dịch truyền tĩnh mạch pH từ 5-7.
  • Không được trộn lẫn Revotam với các kháng sinh khác trong cùng 1 bơm tiêm hay cùng 1 bộ dụng cụ truyền tĩnh mạch. Người bệnh không được tự ý thay và sử dụng thuốc. Revotam được sử dụng dưới chỉ định của bác sĩ và có y bác sĩ thực hiện y lệnh thuốc.
  • Không nên sử dụng bia, rượu trong quá trình điều trị Revotam vì có thể xảy ra một số phản ứng không mong muốn như: Đỏ mặt, đổ mồ hôi, nhức đầu và nhịp tim nhanh.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Revotam, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Revotam là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

30 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan