Công dụng thuốc Simarta

Simarta là thuốc gì? Simarta là thuốc điều trị tiêu chảy theo cơ chế hấp phụ cóc thành phần chính của thuốc là Diosmectite hàm lượng 3g. Thuốc được đóng gói thành hộp chứa 30 gói bột, mỗi gói chứa 3g hoạt chất dùng pha hỗn dịch uống.

1. Thuốc Simarta có tác dụng gì?

Với cấu trúc từng lớp và độ nhầy cao, hoạt chất Diosmectit có trong thuốc Simarta có khả năng bao phủ niêm mạc tiêu hóa rất lớn. Diosmectit gây tương tác với glycoprotein của chất nhầy, từ đó làm tăng sức chịu đựng của lớp gel dính trên niêm mạc khi bị tấn công. Nhờ tác động trên hàng rào niêm mạc ở đường tiêu hóa và khả năng bám cao, hoạt chất Diosmectit có tác dụng bảo vệ niêm mạc tiêu hóa rất hiệu quả.

Diosmectit là hoạt chất không cản quang, không gây hiện tượng nhuộm màu phân với liều lượng thông dụng, đồng thời Diosmectit không có tác động làm thay đổi thời gian vận chuyển sinh lý của ruột.

Diosmectit không được hấp thu vào máu, khi sử dụng thuốc sẽ tự thải ra theo đường tiêu hóa.

2. Chỉ định - chống chỉ định của thuốc Simarta

  • Simarta được sử dụng để điều trị triệu chứng đau của bệnh lý thực quản - dạ dày - tá tràng và bệnh lý tại đại tràng.
  • Simarta điều trị tình trạng tiêu chảy cấp và mãn tính ở trẻ em và người lớn.

Chống chỉ định sử dụng Simarta cho bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.

3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Simarta

3.1. Liều dùng Simarta cho trẻ em

  • Trẻ em dưới 1 tuổi dùng Simarta với liều 1 gói/ngày;
  • Trẻ em 1 đến 2 tuổi dùng Simarta với liều 1-2 gói/ngày
  • Trẻ em trên 2 tuổi dùng Simarta với liều 2-3 gói/ngày.

Simarta có thể hòa trong bình nước (50ml) chia trong ngày hoặc trộn đều trong thức ăn sệt cho trẻ uống.

3.2. Liều dùng Simarta cho người lớn

  • Liều Simarta trung bình ở người lớn là 3 gói/ngày, hòa trong nửa ly nước.
  • Thông thường nếu bệnh nhân bị tiêu chảy cấp tính, liều lượng Simarta có thể tăng gấp đôi khi khởi đầu điều trị.

3.3. Cách dùng thuốc Simarta

  • Hòa mỗi gói thuốc Simarta với khoảng 50ml nước, trước khi dùng thuốc cần lắc hoặc khuấy đều thuốc cho tan. Có thể thay nước lọc bằng các loại thức uống như nước chanh, nước rau, hoặc trộn kỹ Simarta với thức ăn nửa lỏng như món nghiền rau – quả;
  • Nên sử dụng thuốc Simarta sau bữa ăn khi dùng để hỗ trợ chứng viêm thực quản và dùng thuốc Simarta xa bữa ăn khi điều trị các bệnh lý khác.
  • Simarta còn được dùng bằng cách thụt rửa giữ lại: 1 - 3 lần thụt rửa/ngày, mỗi lần hòa 1 - 3 gói Simarta trong 50 đến 100 ml nước ấm.

4. Tác dụng phụ của thuốc Simarta

Simarta có thể gây ra hoặc làm tăng tình trạng táo bón ở bệnh nhân nhưng rất hiếm, lúc này điều trị Simarta vẫn có thể tiếp tục với liều lượng Simarta giảm. Tác dụng phụ hiếm gặp khác của thuốc Simarta là đầy hơi, nôn.

5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Simarta

  • Khi dùng Simarta cần phải bù nước nếu cần (sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch) tùy theo lứa tuổi, cơ địa bệnh nhân và mức độ tình trạng tiêu chảy của bệnh nhân. Ngay cả ở người lớn, điều trị Simarta không được bỏ qua quá trình bù nước và các chất điện giải khi cần thiết.
  • Diosmectite có trong thuốc Simarta phải được dùng thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử bệnh táo bón nặng.
  • Chế độ ăn khi bị tiêu chảy cần tránh rau sống, trái cây, các món ăn nhiều gia vị, thức ăn đông lạnh, nên ăn thịt nướng và cơm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

64 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Trẻ hay nôn ọe có sao không?
    Trẻ hay nôn ọe có sao không?

    Con em 2 hôm nay có triệu chứng ọe ọe kiểu bé muốn nôn, có lúc nôn, lúc không. Bé đói cũng muốn ọe, chơi cũng muốn ọe hoặc no bé cũng hay ọe ọe như buồn nôn. Có lúc ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Diosta
    Công dụng thuốc Diosta

    Thuốc Diosta có thành phần chính là Dioctahedral smectit 3g. Diosta được chỉ định trong điều trị tiêu chảy cấp và mạn tính ở trẻ em, người lớn. Thuốc cũng được chỉ định trong điều trị triệu chứng đau của ...

    Đọc thêm
  • Amufast
    Công dụng thuốc Amufast

    Amufast có hoạt chất chính là Loperamid, được sử dụng phổ biến để làm giảm triệu chứng tiêu chảy cấp không đặc hiệu và tiêu chảy mạn tính do viêm đường ruột. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến ...

    Đọc thêm
  • feloact
    Công dụng thuốc Feloact

    Thuốc Feloact có hoạt chất chính là Racecadotril, được chỉ định trong điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn và trẻ em trên 3 tháng tuổi. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin về công dụng, liều ...

    Đọc thêm
  • Abydium
    Công dụng thuốc Abydium

    Abydium thuốc biệt dược tác dụng đường tiêu hóa, có công dụng trong điều trị các bệnh lý tiêu chảy, viêm đường ruột ở cả trẻ em và người lớn. Để quá trình dùng thuốc Abydium đạt được hiệu quả ...

    Đọc thêm