Lưu ý khi dùng thuốc chống co giật thần kinh

Thuốc chống co giật (còn được gọi là thuốc chống động kinh) hoạt động trong hệ thống thần kinh trung ương, gây ra nhiều tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, thậm chí có thể gây ra suy nghĩ hoặc hành động tự sát, làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm. Điều quan trọng nhất là lựa chọn thuốc cho phù hợp với tình trạng bệnh và giảm thiểu các tác dụng phụ có hại của thuốc.

Mục tiêu điều trị của thuốc chống co giật là kiểm soát tối đa các cơn với tác dụng phụ tối thiểu của thuốc và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

1. Tổng quan về co giật

Co giật là hoạt động điện bất thường trong não diễn ra một cách nhanh chóng. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây bất tỉnh và co giật, khi cơ thể bạn run rẩy không kiểm soát được. Các cơn co giật thường đến đột ngột. Cơn co giật có thể xảy ra với bạn chỉ một lần hoặc lặp đi lặp lại. Nếu chúng tiếp tục quay trở lại, đó là chứng động kinh hoặc rối loạn co giật. Có hai hoặc nhiều cơn co giật cách nhau ít nhất 24 giờ mà không phải do nguyên nhân xác định được thường được coi là bệnh động kinh.

Có nhiều loại co giật, bao gồm các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng. Các loại co giật khác nhau tùy theo vị trí chúng bắt đầu trong não và mức độ lan truyền của chúng. Phần lớn các cơn co giật kéo dài từ 30 giây đến 2 phút. Một cơn co giật kéo dài hơn 5 phút là một trường hợp cấp cứu y tế.

2. Nguyên tắc điều trị co giật thần kinh

Không phải tất cả mọi người bị một cơn co giật cũng sẽ bị thêm một cơn khác vì cơn co giật có thể là một sự cố đơn lẻ, bác sĩ có thể không quyết định bắt đầu điều trị nếu bạn bị nhiều hơn một cơn co giật. Mục tiêu tối ưu trong điều trị co giật là tìm ra liệu pháp tốt nhất có thể để cắt cơn, với ít tác dụng phụ nhất.

Một số nguyên tắc khi điều trị bằng thuốc chống co giật:

  • Đơn trị liệu với 1 đến 2 lần điều trị thử thường là đủ để kiểm soát được cơn co giật ở khoảng 60% bệnh nhân.
  • Nếu cơn co giật khó kiểm soát ngay từ khi khởi phát, có thể phải kết hợp ≥ 2 thuốc
  • Nếu động kinh kháng trị ( không cải thiện dù đã dùng đầy đủ ≥ 2 thuốc), cần thực hiện thêm nhiều xét nghiệm để xác định xem bệnh nhân có nên được phẫu thuật không.
Dừng thuốc chống động kinh có bị lại không?
Mục tiêu điều trị của thuốc chống co giật thần kinh là kiểm soát tối đa các cơn với tác dụng phụ tối thiểu của thuốc

3. Lưu ý khi dùng thuốc chống co giật thần kinh

Các tác dụng phụ khác nhau của thuốc có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn thuốc chống co giật cho từng bệnh nhân. Ví dụ, thuốc valproate gây tăng cân có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân thừa cân hoặc topiramate, zonisamide có thể không phù hợp với bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh sỏi thận.

Một vấn đề quan trọng cần được xem xét khi dùng thuốc chống co giật là liệu bệnh nhân có đang hoặc có thể mang thai trong khi điều trị hay không. Một số loại thuốc trị co giật, bao gồm phenytoin và axit valproic, có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển. Các lựa chọn có thể an toàn hơn khi mang thai bao gồm: Lamotrigine (Lamictal), levetiracetam (Keppra), Gabapentin (Neurontin).

Thuốc chống co giật được ưu tiên lựa chọn ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi là phenobarbital. Ngược lại, nên tránh sử dụng axit valproic (Depakene, Depakote) cho trẻ em dưới hai tuổi, vì có nguy cơ cao bị suy gan. Nguy cơ đó càng giảm khi trẻ lớn hơn.

Tất cả các loại thuốc điều trị co giật có thể gây buồn ngủ và chóng mặt - đặc biệt là ở giai đoạn đầu khi điều trị. Rượu có khả năng làm tăng những tác dụng phụ đó.

Các thuốc thuộc nhóm Benzodiazepine có cả hoạt tính chống co giật và chống lo âu. Những loại thuốc này bao gồm diazepam (Valium), lorazepam (Ativan), clonazepam (Klonopin) và Clobazam (Onfi). Nguy hiểm khi sử dụng các loại thuốc này lâu dài là khả năng gây nghiện của chúng. Ngừng đột ngột thuốc benzodiazepine cũng có thể gây ra co giật, do đó bệnh nhân không tự ý dừng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.

Buồn ngủ
Tất cả các loại thuốc chống co giật thần kinh có thể gây buồn ngủ và chóng mặt

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: msdmanuals.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan