Methyl salicylate và các tác dụng

Thuốc Methyl salicylate là một loại thuốc sử dụng tại chỗ, thường được dùng trong điều trị một số trường hợp đau nhức như đau lưng, viêm khớp, căng cơ, bong gân,... Vậy thuốc Methyl salicylate là thuốc gì?

1. Methyl salicylate là gì?

Methyl salicylate (methyl salicylate) là một loại thuốc giảm đau tại chỗ. Methyl salicylate có tác dụng làm xung huyết da, thường được phối hợp với các loại tinh dầu khác để làm thuốc bôi ngoài da, thuốc xoa bóp, băng dính điều trị đau.

Methyl salicylate thường được bào chế dưới các dạng thuốc sau:

  • Thuốc bôi methyl salicylate 0,5% v/v
  • Kem methyl salicylate 25 %.
  • Miếng dán methyl salicylate 10 %.
  • Kem bôi, gel, lotion, dầu, thuốc mỡ hoặc thuốc xịt.

Thuốc Methyl salicylate được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Ngăn ngừa các vết loét và làm cứng da bàn chân.
  • Để giảm đau tạm thời các trường hợp đau nhẹ ở cơ và khớp, chẳng hạn như đau lưng, đau thắt lưng, đau dây thần kinh, căng cơ, bầm tím, bong gân, viêm khớp.

Thuốc Methyl salicylate chống chỉ định trong trường hợp quá mẫn với methyl salicylate hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Methyl salicylate

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Methyl salicylate dạng kem bôi:

  • Bôi trực tiếp lên da bằng bông gòn đối với người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên.
  • Không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Bôi thuốc bên ngoài vào vùng bị đau, có thể bôi 3 đến 4 lần một ngày.
  • Chỉ sử dụng khi cần thiết.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Methyl salicylate dạng miếng dán:

  • Đắp một miếng dán lên da chỗ đau, tối đa 3 lần một ngày.
  • Không dán lên vùng da đang bị tổn thương như trầy xước, viêm nhiễm.
  • Không để miếng dán trên 8 giờ ở một vị trí.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi cần có lời khuyên của bác sĩ khi sử dụng miếng dán salicylate.

3. Tác dụng phụ của thuốc Methyl salicylate

Hiếm khi thuốc Methyl salicylate gây ra tác dụng phụ. Các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc bao gồm:

  • Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng, như là phát ban, nổi mề đay, ngứa; da sưng, đỏ, phồng rộp, hoặc bong tróc có hoặc không kèm theo sốt, thở khò khè, tức ngực, khó thở, khàn giọng bất thường, hoặc sưng miệng, mặt, môi, lưỡi, hoặc cổ họng.
  • Kích ứng da.
  • Đỏ da.

4. Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc Methyl salicylate

  • Không bôi thuốc Methyl salicylate lên vùng da bị rạn.
  • Chỉ sử dụng thuốc Methyl salicylate bên ngoài.
  • Để thuốc tránh xa tầm nhìn và tầm tay của trẻ em.
  • Chế phẩm Methyl salicylate dễ cháy, tránh xa ngọn lửa.
  • Thuốc Methyl salicylate chứa 90,25% v/ v ethanol vì vậy nó có thể gây ra cảm giác bỏng rát trên vùng da bị tổn thương.
  • Tránh để thuốc Methyl salicylate tiếp xúc với mắt.
  • Không sử dụng thuốc với số lượng lớn, đặc biệt là trên bề mặt thô hoặc các vùng da bị phồng rộp, không bôi thuốc lên vết thương hoặc vùng da bị tổn thương, không băng bó.
  • Ngừng sử dụng thuốc Methyl salicylate và hỏi bác sĩ nếu phản ứng dị ứng xảy ra, tình trạng bệnh xấu đi hoặc không cải thiện trong vòng 7 ngày, các triệu chứng xuất hiện rõ ràng và tăng lên trong vài ngày như đỏ, kích ứng, sưng, đau...
  • Tránh để thuốc Methyl salicylate vào miệng, mũi, trực tràng hoặc âm đạo. Nếu điều này xảy ra, bạn hãy rửa sạch bằng nước. Cần tránh để tay chạm vào mắt, miệng, mũi, bộ phận sinh dục, trực tràng cho đến khi bạn đã rửa sạch khỏi tay. Cũng tránh cầm thức ăn khi thuốc Methyl salicylate vẫn còn dính trên tay.

5. Tương tác của thuốc Methyl salicylate với các thuốc khác

  • Đã có báo cáo về việc thuốc methyl salicylate tại chỗ có thể làm tăng tác dụng chống đông máu của warfarin.
  • Anisindione và dicumarol cũng có tương tác với thuốc methyl salicylate bôi tại chỗ.

Các tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn hoặc làm giảm hiệu quả sử dụng thuốc Methyl salicylate. Do đó, khi uống thuốc bạn hãy tuân thủ các quy định và nguyên tắc từ bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

23.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan