Một số loại thuốc không nên dùng khi lái xe

Nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên người tham gia giao thông nên thận trọng khi dùng thuốc trước khi vận hành bất kỳ loại phương tiện nào, dù là lái xe, lái tàu hỏa, máy bay hay thuyền,... Bởi một số loại thuốc có thể khiến bạn buồn ngủ, mất tỉnh táo khi lái xe.

1. Uống thuốc ảnh hưởng gì tới lái xe?

Mặc dù hầu hết các loại thuốc sẽ không ảnh hưởng đến khả năng lái xe của bạn, nhưng một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn có thể có tác dụng phụ và gây ra các phản ứng khiến bạn gặp nhiều rủi ro khi lái xe, bao gồm:

  • Buồn ngủ.
  • Mờ mắt, suy giảm tầm nhìn.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Chuyển động chậm.
  • Ngất xỉu.
  • Mất khả năng tập trung, chú ý.
  • Buồn nôn.
  • Dễ bị kích thích.

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến việc lái xe trong thời gian ngắn sau khi sử dụng. Đối với những người khác, tác dụng của thuốc có thể kéo dài trong vài giờ, thậm chí sang cả ngày hôm sau. Nhiều loại thuốc khác cũng được cảnh báo không vận hành máy móc hạng nặng bao gồm cả việc lái xe ô tô.

ngủ gật khi lái xe
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến việc lái xe trong thời gian ngắn sau khi sử dụng.

2. Các loại thuốc có thể gây ảnh hưởng khi lái xe

Người thường xuyên lái xe nên nắm rõ được những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng cầm lái để đảm bảo an toàn di chuyển. Một số loại thuốc có thể gây rủi ro khi lái xe bao gồm:

  • Thuốc giảm đau Opioid.
  • Thuốc theo đơn để điều trị lo âu (ví dụ: Benzodiazepine).
  • Thuốc chống động kinh.
  • Thuốc chống loạn thần.
  • Thuốc chống say tàu xe.
  • Một số thuốc chống trầm cảm.
  • Các sản phẩm có chứa Codein.
  • Một số thuốc điều trị cảm lạnh và dị ứng, chẳng hạn như thuốc kháng Histamine (bao gồm cả thuốc kê theo đơn và OTC).
  • Thuốc ngủ.
  • Thuốc giãn cơ.
  • Thuốc điều trị tiêu chảy.
  • Thuốc ăn kiêng, các sản phẩm “giữ trí não tỉnh táo” và các loại thuốc khác có chất kích thích (ví dụ: Caffeine, Ephedrine, Pseudoephedrine).
opioids
Một số loại thuốc có thể gây rủi ro khi lái xe là thuốc giảm đau Opioid, thuốc ngủ, thuốc ăn kiêng,...

3. Dùng thuốc Cannabidiol (CBD) khi lái xe có thể gây nguy hiểm

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã từng phê duyệt cho một loại thuốc CBD theo đơn, Epidiolex để điều trị 2 chứng rối loạn co giật hiếm gặp và đe dọa tính mạng ở trẻ em. Tuy nhiên đây là trường hợp duy nhất và FDA vẫn chưa chấp nhận bất kỳ sản phẩm CBD nào khác. Những thuốc CBD chưa được phê duyệt thường không phải chịu bất kỳ đánh giá nào của FDA, đồng nghĩa với chất lượng và hiệu quả điều trị không được đảm bảo. Nếu người dùng uống thuốc CBD trong khi lái xe có thể gặp tác dụng buồn ngủ, an thần hoặc hôn mê. Do những tác dụng này, người dùng nên thận trọng nếu có kế hoạch vận hành xe cơ giới sau khi sử dụng bất kỳ sản phẩm CBD nào.

4. Một số loại thuốc ngủ có thể gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe ngày hôm sau

Có rất nhiều người gặp vấn đề với giấc ngủ khiến họ cần phải nhờ đến sự trợ giúp của thuốc ngủ để có giấc ngủ thoải mái hơn. Tuy nhiên, vào sáng hôm sau một số loại thuốc ngủ này có thể khiến bạn khó thực hiện các hoạt động yêu cầu sự tập trung, tỉnh táo, bao gồm cả việc lái xe.

Một thành phần xuất hiện khá phổ biến trong các loại thuốc ngủ kê đơn là Zolpidem, vốn thuộc nhóm thuốc an thần. Các chuyên gia y tế đã nhận ra rằng các thuốc có chứa Zolpidem, đặc biệt là dạng phóng thích kéo dài có thể làm giảm khả năng lái xe và các hoạt động khác vào sáng hôm sau. Zolpidem dạng phóng thích kéo dài được bán trên thị trường dưới các tên thương hiệu như:

  • Ambien và Ambien CR (dạng viên uống).
  • Edluar (viên đặt dưới lưỡi).
  • Intermezzo (viên đặt dưới lưỡi).
  • Zolpimist (dạng xịt).

Những người thường xuyên dùng thuốc ngủ nên trao đổi với bác sĩ về cách dùng liều thấp nhất có hiệu quả, tránh ảnh hưởng tới các hoạt động vào ngày hôm sau.

5. Thuốc dị ứng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe

Đối với những người bị dị ứng, các thuốc kháng Histamine có thể giúp làm giảm nhiều loại dị ứng khác nhau, bao gồm cả sốt cỏ khô. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc hạng nặng của người bệnh.

Hãy đọc kỹ nhãn thông tin về thuốc và cẩn trọng trước những cảnh báo khi sử dụng. Ngoài ra, tránh uống rượu hoặc dùng thuốc ngủ trong khi đang dùng một số thuốc kháng Histamine. Những sự kết hợp đó có thể làm tăng tác dụng an thần của thuốc kháng Histamine gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung khi lái xe.

Thuốc kháng histamine
Thuốc Histamine có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc hạng nặng.

6. Làm thế nào để uống thuốc an toàn khi lái xe?

Trên thực tế, bạn vẫn có cách lái xe an toàn kể cả khi đang dùng nhiều loại thuốc. Hãy trao đổi và bàn bạc với bác sĩ về các tác dụng phụ có thể xảy ra trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Để quản lý hoặc giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc khi người bệnh lái xe, bác sĩ có thể cân nhắc điều chỉnh liều lượng, thời gian dùng thuốc hoặc đổi sang thuốc khác có ít tác dụng phụ hơn.

Dưới đây là một số gợi ý khác:

  • Tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng và các cảnh báo trên bao bì thuốc.
  • Không tự ý ngừng sử dụng thuốc trừ khi người kê đơn chỉ định.
  • Trao đổi với bác sĩ về tất cả các sản phẩm thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm các sản phẩm theo đơn, OTC, thực phẩm chức năng và thảo dược,...
  • Đồng thời, báo cho bác sĩ về bất kỳ tác dụng phụ nào bạn gặp phải để có hướng xử lý kịp thời.

Có thể thấy, việc dùng thuốc gây ảnh hưởng khá lớn đến quá trình lái xe. Vì thế, để việc điều trị bệnh trở nên hiệu quả cũng như hạn chế các tác dụng phụ. Trước khi dùng thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến của dược sĩ và bác sĩ chuyên môn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc Alavert
    Công dụng thuốc Alavert

    Thuốc Alavert thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp bị sốt cỏ khô hoặc có các triệu chứng dị ứng theo mùa. Để ngăn ngừa tương tác thuốc và các tác dụng phụ nghiêm trọng, người bệnh ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Thuốc Alahist
    Công dụng thuốc Alahist CF

    Thuốc Alahist CF thuộc loại thuốc điều trị cảm lạnh, cảm cúm thông thường, dị ứng hoặc các bệnh về hô hấp,... Để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tối ưu và ngăn ngừa nguy cơ gặp phải các ...

    Đọc thêm
  • fmarin tablet
    Công dụng thuốc Fmarin tablet

    Thuốc Fmarin Tablet được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Mequitazine. Thuốc được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng dị ứng khác nhau.

    Đọc thêm
  • Motaneal
    Công dụng thuốc Motaneal

    Motaneal có thành phần chính là Mometasone - một corticosteroid tổng hợp được sử dụng để điều trị một số bệnh về da, sốt cỏ khô và hen suyễn. Cùng tìm hiểu cách dùng và một số lưu ý khi ...

    Đọc thêm
  • Công dụng của thuốc Balminil

    Thuốc Balminil được chỉ định trong điều trị kết hợp ho và cảm lạnh. Tuy nhiên thuốc Balminil sẽ không có hiệu quả với những chứng ho mãn tính khi hút thuốc lá, hen suyễn,... Khi sử dụng thuốc Balminil ...

    Đọc thêm