Những thứ có thể ảnh hưởng đến thuốc của bạn

Thuốc là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả đối với hầu hết nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu nhất thì trong quá trình sử dụng thuốc cần phải lưu ý đến một số vấn đề như bảo quản thuốc, tương tác thuốc, phối hợp thuốc... là những điều có thể ảnh hưởng để hiệu quả của thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng.

Những điều ảnh hưởng đến thuốc của người bệnh đang sử dụng bao gồm:

1. Một vài thứ không nên kết hợp với nhau

Như chúng ta đã biết, một vài loại thuốc sẽ không thể phát huy tác dụng khi phối hợp thuốc với nhau. Bên cạnh đó, những thức ăn và đồ uống được đưa vào cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến thuốc uống của người bệnh. trước khi uống thuốc lần đầu tiên, cần tư vấn cùng bác sĩ điều trị và dược sĩ để nắm rõ được danh sách những loại thức ăn và những loại thuốc khác cần tránh trong quá trình dùng thuốc.

2. Ăn bưởi khi uống thuốc

Bưởi là loại quả có múi, có khả năng làm thay đổi một số tế bào trong ruột nên ảnh hưởng để quá trình hấp thụ và di chuyển thuốc trong cơ thể. Theo thống kê, ăn bưởi khi uống thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của hơn 50 loại thuốc. Điển hình là bưởi có thể làm giảm hiệu quả của thuốc Fexofenadine hoặc làm những thuốc khác như Atorvastatin là thuốc giảm Cholesterol trở nên hoạt động quá mạnh.

Quả bưởi
Ăn bưởi khi uống thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của hơn 50 loại thuốc

3. Sữa

Sữa và những sản phẩm làm từ sữa có thể khiến cơ thể người bệnh khó khăn trong việc xử lý một số loại thuốc kháng sinh. Trong sữa, những khoáng chất như calci, magie là một phần nguyên nhân của vấn đề này, cùng với những protein casein. Vì vậy, nếu người bệnh đang điều trị với thuốc kháng sinh thì nên lưu ý về việc dùng sữa trong quá trình này.

4. Cam thảo

Một số người bệnh thường dùng cam thảo như một phương thuốc thảo dược để giải quyết các vấn đề về hệ tiêu hóa, một số khác lại xem cam thảo như một hương liệu trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, trong cam thảo có chứa Glycyrrhizin là một chất hóa học có thể làm suy yếu tác dụng của một số loại thuốc, trong đó có Cyclosporine là thuốc dùng trên những bệnh nhân đã tiến hành cấy ghép tạng.

5. Chocolate

Chocolate đen có thể làm suy yếu tác dụng của những loại thuốc an thần hoặc thuốc ngủ như Zolpidem Tartrate. Nó cũng có thể làm tăng sức mạnh của một số loại thuốc kích thích như Methylphenidate. Trong trường hợp bệnh nhân dùng thuốc ức chế MAO là thuốc điều trị bệnh lý trầm cảm thì chocolate có thể khiến người bệnh đối mặt với tình trạng tăng huyết áp nguy hiểm.

6. Bổ sung sắt

Khi bổ sung sắt cho cơ thể thì cũng đồng nghĩa với việc tác dụng của thuốc Levothyroxine trong điều trị bệnh lý suy giáp cũng sẽ bị giảm đi. Nếu dùng thuốc này và vitamin tổng hợp thì cần cân nhắc xem loại vitamin tổng hợp đó có chứa sắt hay không, nếu có hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc và vitamin vào những thời điểm khác nhau trong ngày để hạn chế sự tương tác thuốc này.

7. Rượu

Rượu khiến cho thuốc trở nên kém hiệu quả, thậm chí trở nên không có tác dụng trong chữa trị bệnh, điển hình là thuốc điều trị tăng huyết áp và thuốc điều trị các bệnh lý tim mạch. Rượu cũng khiến cho một số loại thuốc khác hoạt động mạnh hơn mức cần thiết hoặc gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.

8. Cà phê

Cà phê có thể làm suy yếu những loại thuốc chống loạn thần như Lithium, Clozapine cũng như làm tăng hoạt động và tác dụng phụ của những nhóm thuốc khác như Aspirin, Epinephrine trong điều trị phản ứng dị ứng nghiêm trọng hay Albuterol trong điều trị các bệnh lý hô hấp. Cà phê cũng khiến cơ thể trở nên khó hấp thu và sử dụng chất sắt hơn.

cafe
Cà phê có thể làm suy yếu những loại thuốc chống loạn thần như Lithium, Clozapine

9. Thuốc kháng Histamin

Những thuốc kháng Histamin có tác dụng giảm hắt hơi, sổ mũi trong bệnh lý dị ứng nhưng nó cũng góp phần khiến cho hiệu quả thuốc điều trị tăng huyết áp kém hiệu quả khi ta phối hợp thuốc. Thuốc kháng histamin cũng làm tăng nhịp tim của người dùng, vì vậy nếu những bệnh nhân đang dùng thuốc huyết áp thì cần có những chỉ định phù hợp hơn trong việc điều trị dị ứng.

10. Thuốc chống động kinh AED

Thuốc AED có tác dụng kiểm soát cơn động kinh nhưng vẫn có một số tương tác thuốc xảy ra khi dùng kèm với thuốc tránh thai làm giảm tác dụng của loại thuốc này. Ngoài ra, thuốc cũng làm tăng tác dụng của một số loại thuốc khác cũng như khiến những tác dụng phụ ngày càng trầm trọng hơn.

11. Vitamin K

Trên những bệnh nhân dùng thuốc Warfarin điều trị và dự phòng huyết khối thì cần lưu ý đến hàm lượng vitamin K đưa vào cơ thể. Thuốc có thể làm loãng máu, khiến cho nguy cơ cục máu đông xuất hiện nhiều hơn. Những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin K mà người bệnh cần lưu ý đó là bông cải xanh, cải Brussels, cải xoăn, rau mùi tây, rau bina... Bệnh nhân cũng cần lưu ý ăn cùng một lượng thực phẩm này mỗi ngày để nồng độ Warfarin trong máu không đổi.

12. Nhân sâm

Nhân sâm làm giảm tác dụng của Warfarin, khiến bệnh nhân dễ bị chảy máu hơn khi đang dùng các thuốc chống đông máu như Heparin, Aspirin và những thuốc kháng viêm không Steroid như Ibuprofen, Naproxen... Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế MAO thì nhân sâm có thể gây nên tình trạng đau đầu, khó ngủ, tăng động hoặc căng thẳng.

Nhân sâm
Nhân sâm làm giảm tác dụng của Warfarin, khiến bệnh nhân dễ bị chảy máu hơn khi đang dùng các thuốc chống đông máu

13. Thảo dược St. John’s Wort

Loại thảo dược này thường được sử dụng trên những bệnh nhân bị trầm cảm, khi dùng thì có thể làm cho gan của người bệnh giải phóng những enzym làm suy yếu tác dụng của một số loại thuốc như Lovastatin trong điều trị Cholesterol, thuốc Sildenafil trong điều trị rối loạn cương dương hoặc thuốc Digoxin trong điều trị bệnh lý tim mạch.

14. Thảo dược Ginkgo Biloba

Loại thảo dược quý này thường được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp, điều trị chứng mất trí nhớ, ù tai và một số bệnh lý khác. Khi dùng chung với những loại thuốc chống động kinh như Carbamazepine hay Axit Valproic thì có thể gây ra tương tác thuốc và làm giảm tác dụng của những loại thuốc này.

15. Dùng thuốc theo hướng dẫn sử dụng

Theo thống kê, chỉ khoảng 50% thuốc được dùng đúng theo quy định và bệnh nhân thường có xu hướng dùng ít hơn mức mà cơ thể cần để chữa bệnh. Ngoài ra, việc uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, một cách ngẫu nhiên và khoảng thời gian giữa các liều thuốc cũng quá lớn khiến cho hiệu quả điều trị không cao. Vì vậy, bệnh nhân cần có một kế hoạch điều trị cụ thể và tuân thủ nghiêm ngặt thời gian uống thuốc mà bác sĩ đưa ra.

Kết luận

Việc dùng thuốc điều trị bệnh cần được thực hiện đúng quy trình, đúng thời gian và đúng phương pháp thì mới đem lại hiệu quả cho sức khỏe của người bệnh. Bệnh nhân cần chủ động tìm hiểu cũng như cần được tư vấn với bác sĩ điều trị và dược sĩ về những loại thuốc, thực phẩm cần tránh cũng như phối hợp thuốc hợp lý để giảm thiểu nguy cơ tương tác thuốc và tác dụng phụ nguy hiểm.

Quý khách vui lòng theo dõi website (www.vinmec.com) để có thêm thông tin hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe sẽ được chúng tôi cập nhật thường xuyên.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan