Sumiko 20mg là thuốc gì?

Sumiko chứa hoạt chất chính là paroxetine, được sử dụng trong điều trị trầm cảm và các dạng rối loạn lo âu. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần dùng thuốc theo đơn hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.

1. Sumiko 20mg là thuốc gì?

Paroxetin là một chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, không liên quan về mặt hóa học với các thuốc chống trầm cảm ba vòng, bốn vòng hoặc các thuốc chống trầm cảm khác. Paroxetin dung nạp tốt khi dùng bằng đường uống và chuyển hóa lần đầu qua gan. Nồng độ thuốc đạt trạng thái ổn định sau 7 - 14 ngày điều trị và dược động học không thay đổi trong suốt thời gian điều trị. Paroxetin gắn kết nhiều với protein huyết tương (khoảng 95%). Thuốc có thể phân bố vào sữa mẹ và bào thai ở động vật thử nghiệm với lượng nhỏ. Thuốc Sumiko 20 mg được chỉ định dùng trong các bệnh lý sau:

2. Cách dùng của thuốc Sumiko 20mg

Thuốc được dùng bằng đường uống. Người bệnh nên uống nguyên viên với một lượng nước vừa đủ, không nhai, dùng vào buổi sáng và kèm với thức ăn. Liều dùng cụ thể như sau:

  • Trầm cảm: Liều khuyến cáo 20 mg/ngày, có thể tăng dần mỗi 10 mg đến tối đa 50 mg mỗi ngày tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng.
  • Ám ảnh xã hội và các rối loạn lo âu phổ biến: Liều khuyến cáo 20 mg/ngày. Nếu sau vài tuần mà không đáp ứng với thuốc, có thể tăng dần mỗi 10 mg đến tối đa 50 mg/ngày. Bệnh nhân nên được đánh giá đều đặn nếu dùng lâu dài.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Liều khuyến cáo 40 mg mỗi ngày, liều khởi đầu thường là 20 mg và có thể tăng dần mỗi 10 mg cho đến liều khuyến cáo. Một số bệnh nhân đạt được hiệu quả trị liệu ở mức liều tối đa 60 mg/ngày.
  • Rối loạn hoảng loạn: Liều khuyến cáo là 40 mg mỗi ngày, nên khởi đầu ở liều 10 mg và có thể tăng dần mỗi 10 mg cho đến liều khuyến cáo tùy theo đáp ứng
  • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương: Liều khởi đầu khuyến cáo là 20 mg/ngày và thường cho đáp ứng tốt ở hầu hết bệnh nhân. Nếu đáp ứng không đủ ở liều này có thể tăng dần liều mỗi 10 mg tùy theo lâm sàng, tối đa 50 mg/ngày.
  • Suy gan hoặc thận: Nồng độ paroxetin trong huyết tương tăng lên ở các bệnh nhân bị suy thận nặng hoặc suy gan nặng. Do đó, nên dùng liều thấp hơn liều khuyến cáo thông thường.
  • Người già: Nồng độ paroxetin trong huyết tương tăng lên ở người cao tuổi. Nên bắt đầu ở liều 20 mg/ngày và tăng dần mỗi 10 mg đến liều tối đa 40 mg/ngày tùy theo đáp ứng.
  • Trẻ em: Không khuyến cáo sử dụng paroxetin cho trẻ em, vì độ an toàn và hiệu quả chưa được xác định.

3. Làm gì khi dùng thuốc Sumiko quá liều?

Các triệu chứng quá liều bao gồm nôn, buồn nôn, sốt cao và co thắt cơ trơn. Thông thường, bệnh nhân sẽ hồi phục không có di chứng nghiêm trọng. Các trường hợp hôn mê hay thay đổi điện tâm đồ đã được báo cáo nhưng rất hiếm, nhưng thường chỉ gặp khi bệnh nhân dùng chung paroxetin với các thuốc tác động đến tâm thần khác.

Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho trường hợp ngộ độc Paroxetine. Bác sĩ có thể chỉ định gây nôn hoặc rửa dạ dày hoặc cả hai. Sau khi làm rỗng dạ dày, bệnh nhân có thể được cho uống 20 - 30 g than hoạt mỗi 4 - 6 giờ trong suốt 24 giờ đầu sau khi quá liều. Bệnh nhân cần được chăm sóc hỗ trợ kèm theo dõi thường xuyên các dấu hiệu sinh tồn.

4. Tác dụng không mong muốn của Sumiko 20mg là gì?

> 10%:

  • Nội tiết: Suy giảm ham muốn tình dục
  • Tiêu hóa: Táo bón, chán ăn, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, buồn nôn
  • Sinh dục: Rối loạn xuất tinh
  • Hệ thần kinh: Chóng mặt, buồn ngủ, nhức đầu, mất ngủ
  • Thần kinh cơ và xương: Suy nhược, run

1 đến 10%:

  • Tim mạch: Đau ngực, tăng huyết áp, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, giãn mạch
  • Da liễu: Ngứa, phát ban da
  • Nội tiết và chuyển hóa: Tăng cân
  • Tiêu hóa: Đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, tăng cảm giác thèm ăn, buồn nôn và nôn (thường xuyên hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên)
  • Hệ sinh dục: Khó tiểu, đau bụng kinh, bệnh đường sinh dục nữ, liệt dương, thay đổi tần suất đi tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn tiểu tiện.
  • Hệ thần kinh: Giấc mơ bất thường, kích động, mất trí nhớ, lo lắng, ớn lạnh, lú lẫn, rối loạn cảm xúc, mệt mỏi, hưng phấn, thiếu tập trung, hôn mê, khó chịu, hưng cảm, nhược cơ, rung giật cơ, lo lắng, dị cảm, chóng mặt, ngáp.
  • Thần kinh cơ và xương: Đau khớp, đau lưng, đau cơ, bệnh cơ
  • Nhãn khoa: Nhìn mờ, rối loạn thị giác
  • Hô hấp: Phù hầu họng, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang
  • Khác: Chấn thương

<1%:

  • Tim mạch: rung nhĩ, nhịp tim chậm, thiếu máu cục bộ, phù ngoại vi, viêm tĩnh mạch, ngất, viêm tắc tĩnh mạch.
  • Da liễu: Rụng tóc, loét da, mụn nước, chàm, ban đỏ đa dạng, viêm da tróc vảy, phát ban dát sần, đổi màu da, nhạy cảm với ánh sáng da, mày đay
  • Nội tiết và chuyển hóa: Vô kinh, mất nước, đái tháo đường, bệnh gút, chảy máu kinh nguyệt nhiều, rậm lông, tăng calci huyết, tăng cholesterol máu, tăng đường huyết, hạ calci huyết
  • Tiêu hóa: tiêu chảy, sỏi đường mật, viêm đại tràng, chảy máu răng, viêm tá tràng, chứng khó nuốt, viêm ruột, tắc ruột, đổi màu lưỡi
  • Hệ sinh dục: Viêm bàng quang, đái buốt, viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến vú, tiểu đêm, thiểu niệu.
  • Huyết học: Thiếu máu, tăng bạch cầu ái toan, tụ máu, phù bạch huyết, thời gian chảy máu kéo dài, tăng tiểu cầu hay giảm tiểu cầu
  • Gan: Viêm gan, tăng bilirubin trong máu, tăng men gan, vàng da
  • Quá mẫn: Phù mạch, phản ứng quá mẫn, phù lưỡi
  • Thần kinh cơ xương: Chứng mất vận động, viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, rối loạn vận động, co thắt cơ, viêm tủy, viêm cơ, viêm xương khớp, loãng xương, viêm bao gân
  • Thận: Tăng urê máu, viêm thận, sỏi thận, đa niệu
  • Hô hấp: Hen suyễn, viêm phế quản, khó thở, chảy máu cam, ho ra máu, viêm phổi

5. Chống chỉ định sử dụng Sumiko 20mg

Chống chỉ định dùng thuốc Sumiko 20 mg trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn với paroxetin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân đang dùng các thuốc ức chế monoamine oxidase (thuốc IMAO)
  • Sử dụng phối hợp với thioridazin hay pimozide

6. Những lưu ý khi sử dụng Sumiko 20mg

  • Tác động lên thần kinh trung ương: Thuốc có thể gây suy nhược thần kinh trung ương, làm suy giảm khả năng thể chất hoặc tinh thần. Do đó, bệnh nhân phải được cảnh báo khi thực hiện các công việc yêu cầu sự tỉnh táo về tinh thần (ví dụ: vận hành máy móc hoặc lái xe)
  • Không nên dùng paroxetin với IMAO hoặc trong vòng 2 tuần sau khi kết thúc điều trị với IMAO. Tương tự không dùng IMAO trong vòng 2 tuần kể từ ngày ngưng dùng paroxetin.
  • Bệnh tim mạch: Thận trọng khi dùng Sumiko 20mg cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Paroxetine chưa được đánh giá một cách hệ thống ở những bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc bệnh tim không ổn định.
  • Suy gan: Thận trọng khi dùng thuốc Sumiko 20mg cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan. Độ thanh thải thuốc giảm và nồng độ thuốc trong huyết tương tăng lên. Tuy nhiên, các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc như paroxetine được coi là thuốc chống trầm cảm an toàn nhất để sử dụng cho bệnh gan mãn tính, vì tương đối ít tác dụng phụ.
  • Suy thận: Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy thận, có thể cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận.
  • Rối loạn co giật: Thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân bị rối loạn co giật
  • Thời kỳ mang thai: các nghiên cứu trên động vật không cho thấy có bất kỳ tác hại nào cho phôi thai, tuy nhiên độ an toàn của paroxetin ở phụ nữ có thai hiện chưa được thiết lập. Do đó, khuyến cáo không sử dụng paroxetin cho phụ nữ có thai, trừ khi lợi ích cao hơn nguy cơ.
  • Thời kỳ cho con bú: Do khả năng xảy ra các phản ứng có hại nghiêm trọng ở trẻ bú mẹ, nhà sản xuất khuyến cáo nên đưa ra quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng paroxetine và đánh giá tầm quan trọng của việc điều trị đối với người mẹ. Khi mới bắt đầu dùng thuốc chống trầm cảm ở bệnh nhân đang cho con bú, có thể dùng paroxetine. Tuy nhiên, các thuốc khác nên được xem xét nếu bệnh nhân cần điều trị lâu dài và mong muốn có thai lần nữa.

Tóm lại, Sumiko 20mg là thuốc chống trầm cảm và rối loạn lo âu. Thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc mà cần tham khảo ý kiến của chuyên viên y tế.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

36.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan