Tác dụng của thuốc Phenobarbital

Thuốc Phenobarbital là thuốc thuộc nhóm Barbiturat, có công dụng chống co giật và an thần, gây ngủ. Để sử dụng Phenobarbital hiệu quả người bệnh cần nắm rõ những thông tin cơ bản về thuốc.

1. Thuốc Phenobarbital là thuốc gì?

Thuốc Phenobarbitalthuốc chống co giật được chỉ định dùng riêng hoặc phối hợp với các loại thuốc khác để kiểm soát các cơn co giật. Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế kiểm soát các hoạt động điện bất thường trong não mỗi khi xuất hiện cơn động kinh. Việc kiểm soát và giảm tần suất các cơn động kinh giúp bệnh nhân thực hiện nhiều hoạt động bình thường hơn trong ngày, giảm nguy cơ gây hại khi mất ý thức và giảm thiểu nguy cơ đe dọa tính mạng.

Trường hợp chỉ định:

  • Điều trị động kinh lớn (không tính cơn động kinh nhỏ), động kinh cục bộ, động kinh rung giật cơ, động kinh liên tục;
  • Phòng co giật do tái phát sốt cao ở trẻ nhỏ;
  • Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh, người bệnh mắc chứng tăng bilirubin huyết không liên hợp bẩm sinh, không tan huyết bẩm sinh và ứ mật mạn tính trong gan.
Phenobarbital
Phenobarbital là thuốc chống co giật được sử dụng trong y khoa

2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Phenobarbital

Thuốc Phenobarbital có các dạng bào chế với hàm lượng như sau:

  • Viên nén 15mg, 30mg, 60mg, 100mg;
  • Cồn ngọt: Thuốc Phenobarbital 15mg/5ml;
  • Thuốc tiêm 200mg/ml, dung dịch đậm đặc để pha loãng khi tiêm;
  • Viên đạn (thuốc đặt trực tràng).

2.1. Cách dùng

Với nhiều dạng bào chế đa dạng như trên, người bệnh có thể dùng thuốc Phenobarbital qua đường uống, tiêm dưới da, tiêm bắp sâu và tiêm tĩnh mạch chậm. Tuy nhiên có một số hạn chế ở đường tiêm dưới da và tiêm tĩnh mạch như sau:

  • Đường tiêm dưới da có thể gây kích ứng mô tại chỗ, do vậy không được khuyến cáo;
  • Tiêm chậm tĩnh mạch thường dùng trong những trường hợp cấp cứu co giật cấp, do vậy tác dụng của thuốc cũng bị hạn chế trong những trường hợp này.

2.2. Liều dùng

Thuốc Phenobarbital thường được dùng trong một thời gian ngắn (không quá 2 tuần) để giúp người bệnh bình tĩnh hoặc ngủ ngon trong những giai đoạn lo âu. Thuốc làm dịu bớt các triệu chứng bằng cách tác động lên một số phần nhất định trong não.

Liều lượng dùng tùy thuộc vào từng người bệnh và mục đích điều trị. Dưới đây là một số gợi ý liều dùng chỉ mang tính chất tham khảo:

Thuốc Phenobarbital dùng theo đường uống:

  • Chống co giật: Người lớn uống 60-250mg/ngày. Trẻ em uống 1-6mg/kg/ngày. Cả hai đối tượng đều có thể uống 1 lần hoặc chia thành liều nhỏ;
  • Tác dụng an thần: Người lớn dùng 30-120mg vào ban ngày, chia làm 2 hoặc 3 lần/ngày. Trẻ em 2mg/kg chia làm 3 lần/ngày;
  • Chống tăng sinh bilirubin huyết: Người lớn uống 30-60mg chia 3 lần/ngày. Trẻ sơ sinh 5-10mg/kg/ngày (vài ngày đầu mới sinh). Trẻ em tới 12 tuổi: dùng 1-4mg/kg chia 3 lần/ngày.

Thuốc Phenobarbital dùng theo đường tiêm (tiêm bắp sâu hoặc tĩnh mạch):

  • Chống co giật: Người lớn tiêm 100-320mg, lặp lại nếu cần cho tới tổng liều 600mg/24 giờ. Trẻ em tiêm liều đầu 10-20mg/kg, tiêm 1 lần (liều tấn công hoặc liều nạp), sau đó duy trì 1-6mg/kg/ngày;
  • Điều trị động kinh: Người lớn tiêm tĩnh mạch 10-20mg/kg (lặp lại nếu cần). Trẻ em tiêm tĩnh mạch chậm 15-20mg/kg trong 10-15 phút;
  • Tác dụng an thần: Người lớn tiêm 130-200mg, trẻ em tiêm 1-3mg/kg trong 60-90 phút trước phẫu thuật;

*Lưu ý:

  • Bệnh nhân cao tuổi và suy nhược có thể bị kích thích, lú lẫn hoặc trầm cảm khi dùng liều thông thường. Do vậy với những đối tượng này có thể phải giảm liều;
  • Nếu đã quen dùng thuốc Phenobarbital trong thời gian dài có thể sinh phản ứng lệ thuộc thuốc. Cần giảm liều dần dần trong 1 tuần và dùng thuốc thay thế (nếu có) với liều thấp. Đặc biệt không dừng liều đột ngột ở bệnh nhân động kinh.
là thuốc chống co giật
Thuốc phenobarbital cần được dùng theo đúng chỉ định

3. Tác dụng phụ của thuốc Phenobarbital

Trong một số trường hợp, thuốc Phenobarbital có thể mang lại các tác dụng phụ sau:

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Buồn ngủ;
  • Rung giật nhãn cầu, mất khả năng điều hòa động tác;
  • Lo sợ, bồn chồn, bị kích thích, lú lẫn (ở người bệnh lớn tuổi).
  • Dễ bị kích thích, hiếu động ở trẻ nhỏ;
  • Trầm cảm; loạng choạng;
  • Nổi mẩn do dị ứng (thường gặp ở người bệnh trẻ tuổi).

Tác dụng phụ ít gặp:

Tác dụng phụ hiếm gặp: Thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu hụt axit folic.

*Lưu ý:

  • Thuốc Phenobarbital có thể truyền qua nhau thai khiến các thai phụ dùng thuốc này có gây nguy cơ sinh con dị tật bẩm sinh cao gấp 2-3 lần so với bình thường. Do vậy cần cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích và tác hại khi dùng thuốc trong thai kỳ;
  • Thuốc Phenobarbital cũng được bài tiết vào sữa mẹ, tích tụ dần dần và gây an thần hoặc độc tính cho trẻ. Nên thật thận trọng khi chỉ định dùng Phenobarbital cho người đang cho con bú.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc

Chống chỉ định dùng thuốc Phenobarbital cho các trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với các thành phần của Phenobarbital;
  • Bệnh nhân suy hô hấp nặng, có dấu hiệu khó thở hoặc tắc nghẽn;
  • Người bị rối loạn chuyển hóa Porphyrin;
  • Người bị suy gan nặng;
  • Động kinh vắng ý thức.

Thận trọng khi dùng thuốc Phenobarbital cho các trường hợp:

  • Người có tiền sử nghiện ma túy, nghiện rượu;
  • Bệnh nhân suy thận;
  • Người cao tuổi;
  • Người mang thai và cho con bú;
  • Người bị trầm cảm.

Phía trên là những thông tin cần biết về thuốc chống co giật Phenobarbital. Bên cạnh những hiệu quả nổi bật trong việc điều trị động kinh, công dụng an thần thì thuốc Phenobarbital còn tiềm ẩn một số tác dụng phụ không mong muốn. Để tránh điều này người bệnh nên tuân thủ mọi chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

77.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan