Thận trọng khi dùng thuốc giảm đau liều cao

Đau là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý. Thuốc giảm đau là loại thuốc được sử dụng để giảm bớt sự khó chịu liên quan đến bệnh tật, chấn thương hoặc phẫu thuật cho bệnh nhân. Bởi vì quá trình đau rất phức tạp, có nhiều nhóm thuốc giúp giảm đau bằng cách tác động thông qua nhiều cơ chế sinh lý khác nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc giảm đau liều cao thì cần thận trọng.

1. Một số điều cần biết về thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau là loại thuốc được sử dụng để giảm bớt sự khó chịu liên quan đến bệnh tật, chấn thương hoặc phẫu thuật cho bệnh nhân. Thuốc giảm đau có thể phân loại thành các nhóm dựa theo góc độ dược lý như sau:

  • Paracetamol (Acetaminophen): đây là thuốc làm tăng ngưỡng chịu đau của cơ thể, nhưng ít có tác dụng đối với chứng viêm.
  • Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm không steroid (NSAID): nhóm thuốc này tác động lên các chất gây viêm, đau và sốt trong cơ thể. Thuốc giảm đau trong nhóm này chỉ có tác dụng với các chứng đau nhẹ, khu trú; chủ yếu điều trị trạng thái đau cấp và chỉ có hiệu quả đối với các cơn đau ở ngoại vi (da, cơ, xương, khớp,...) hơn là đau ở phủ tạng (thận, dạ dày,...). Cụ thể, chúng có tác dụng tốt với các chứng đau do viêm (đau khớp, viêm cơ, viêm dây thần kinh, đau răng).
  • Thuốc giảm đau loại morphin: Thuốc giảm đau loại morphin hay còn gọi là thuốc giảm đau opioid khi uống giảm đau nhiều hơn so với NSAID. Thuốc có hiệu lực với các cơn đau sâu rộng như đau nội tạng như: đau sau phẫu thuật, chấn thương, đau do ung thư ở giai đoạn cuối, phỏng nặng, sỏi mật, sỏi thận, viêm màng bụng, viêm ruột thừa, thủng dạ dày,... Thuốc đại diện cho nhóm này là morphin. Các opioid có tác dụng mạnh hơn morphin bao gồm hydromorphone (Dilaudid) và oxymorphone (Opana). Nhưng opioid mạnh nhất được sử dụng trên lâm sàng là fentanyl, ở dạng tiêm tĩnh mạch, mạnh hơn morphin từ 70 đến 100 lần. Fentanyl cũng có sẵn dưới dạng miếng dán giải phóng lâu (Duragesic) và dạng viên ngậm tan trong miệng (Actiq). Codeine là thuốc có hiệu lực giảm đau kém trong nhóm, thường được kê đơn kết hợp với acetaminophen để giảm đau, chẳng hạn như đau răng. Codein chỉ mạnh bằng 1/10 so với morphin.

Điểm khác biệt chính giữa thuốc chống viêm và thuốc giảm đau opioid là thuốc giảm đau NSAIDS có "hiệu ứng trần" - tức là việc uống thuốc giảm đau liều cao không làm tăng khả năng giảm đau mà chỉ tăng tác dụng phụ. Còn opioid rất hữu ích trong điều trị đau mãn tính khi khả năng dung nạp với một liều lượng tăng dần tức là tăng liều uống thuốc giảm đau có thể tăng hiệu quả giảm đau. Trên thực tế, không có giới hạn nào về việc dùng liều cao opioid, tuy nhiên hãy nhớ rằng thuốc giảm đau liều cao có thể gây ra các tác dụng phụ khó chịu, thậm chí nguy hiểm.

Ngoài ra, một số nhóm thuốc cũng được sử dụng để giảm đau như:

  • Nhóm thuốc Corticosteroid: thường được sử dụng dưới dạng tiêm tại vị trí chấn thương cơ xương, chúng có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Corticoid cũng có thể được dùng bằng đường uống để giảm đau, chẳng hạn như trong viêm khớp.
  • Thuốc giãn cơ: uống thuốc giảm đau cho bệnh nhân do cơ chế làm giãn cơ giúp giảm cơn đau từ các nhóm cơ bị căng.
  • Thuốc chống lo âu: uống giảm đau nhiều do thuốc hoạt động trên cơn đau theo cách là làm giảm lo lắng, thư giãn cơ bắp và giúp bệnh nhân đối phó với sự khó chịu.
  • Một số thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là thuốc ba vòng, có thể làm giảm sự truyền đau qua tủy sống.
  • Một số loại thuốc chống co giật cũng làm giảm cơn đau do bệnh thần kinh, cơ chế được giả định là do ổn định các tế bào thần kinh.
uống thuốc giảm đau
Người bệnh nên tìm hiểu thông tin trước khi uống thuốc giảm đau

2. Thận trọng khi dùng thuốc giảm đau liều cao?

2.1. Acetaminophen

Hầu hết bệnh nhân sử dụng acetaminophen đều gặp ít tác dụng phụ, nếu có. Nhưng thuốc này có thể gây tổn thương gan, đặc biệt là khi thuốc giảm đau liều cao hoặc nếu uống cùng với rượu. Liều tối đa được khuyến cáo của acetaminophen là 4 gam mỗi 24 giờ, nhưng những người uống rượu từ mức độ trung bình đến nặng cần phải điều chỉnh liều lượng xuống.

2.1. NSAID

Tất cả các NSAID đều có nguy cơ loét và chảy máu đường tiêu hóa đặc biệt là khi uống thuốc giảm đau liều cao. Để giảm tác dụng phụ này, nên uống thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn. Một loại thuốc chống viêm mới hơn, chất ức chế COX-2, đã được phát triển để giảm nguy cơ này. Tuy nhiên, trên thực tế, một vấn đề lớn khác đã xuất hiện với những loại thuốc ức chế COX-2 này, đó là tăng nguy cơ biến cố tim mạch và thậm chí gây tử vong khi sử dụng lâu dài, bao gồm đau timđột quỵ.

2.3. Opioid

Thuốc giảm đau opioid thường gây buồn ngủ, chóng mặt và ức chế hô hấp. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này thường biến mất khi tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, táo bón, một tác dụng phụ phổ biến khác, có xu hướng kéo dài. Ngoài ra, sử dụng uống giảm đau nhiều có thể dẫn đến nghiện hoặc lệ thuộc. Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra của thuốc giảm đau opioid bao gồm:

Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng cai nghiện opioid nếu dùng thuốc giảm đau opioid liều cao kéo dài, chẳng hạn như morphin.

2.4. Corticosteroid

Nhìn chung, sử dụng corticosteroid ngắn hạn và/hoặc liều thấp dẫn đến ít tác dụng phụ. Nhưng dùng corticosteroid liều cao lâu dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm:

  • Suy tuyến thượng thận
  • Xơ vữa động mạch
  • Loãng xương
  • Đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp
  • Tăng huyết áp
  • Tăng đường huyết
  • Giữ nước
  • Xuất huyết dạ dày
  • Thay đổi tâm trạng
  • Ức chế hệ thống miễn dịch
  • Khó ngủ
  • Tăng cân

Nói chung, sử dụng corticosteroid đường uống cho tình trạng viêm cấp tính không được ngừng thuốc đột ngột. Liều thường được giảm dần theo thời gian và bệnh nhân phải làm theo hướng dẫn chính xác.

uống giảm đau nhiều
Thuốc uống giảm đau nhiều cần thận trọng khi sử dụng

2.5. Thuốc giãn cơ

Tác dụng phụ chính của thuốc giãn cơ là buồn ngủ. Đây có thể là cách chúng hoạt động để "giảm đau". Ngoài ra, sử dụng carisoprodol (Soma) có thể dẫn đến lệ thuộc vì khi vào cơ thể nó được chuyển hóa thành một loại thuốc tương tự như barbiturat; cyclobenzaprine (Flexeril) có thể gây khô miệng, táo bón, lú lẫn và mất thăng bằng; methocarbamol (Robaxin) làm đổi màu nước tiểu thành xanh lục, nâu hoặc đen; cả metaxalone (Skelaxin) và chlorzoxazone (Parafon Forte, DSC) nên được sử dụng thận trọng cho những người có vấn đề về gan.

2.6. Chất chống lo âu

Thuốc chống lo âu cũng có nguy cơ gây an thần, đặc biệt nếu kết hợp với một số loại thuốc khác (chẳng hạn như thuốc giảm đau opioid) hoặc rượu. Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra bao gồm thay đổi tâm lý, đau đầu, buồn nôn, các vấn đề về thị giác, bồn chồn và ác mộng. Ngừng đột ngột các loại thuốc này có thể dẫn đến co giật và có thể tử vong.

2.7. Thuốc chống trầm cảm

Một số loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng để giảm đau là loại chống trầm cảm ba vòng. Chúng đi kèm với nhiều tác dụng phụ kháng cholinergic, bao gồm khô miệng, khó đi tiểu, mờ mắt, và táo bón. Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra bao gồm: hạ huyết áp, tim đập nhanh, đánh trống ngực, tăng cân, và sự mệt mỏi.

Một số loại thuốc chống trầm cảm mới hơn cũng làm giảm đau nhưng ít nguy cơ mắc các vấn đề kháng cholinergic hơn. Tuy nhiên, các chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI) có thể gây ra các tác dụng phụ phổ biến như: chán ăn, suy nhược, táo bón, chóng mặt, khô miệng, khó xuất tinh, đau đầu, mất ngủ, buồn nôn, lo lắng, đổ mồ hôi, ...

2.8. Thuốc chống co giật

Các tác dụng phụ liên quan đến thuốc chống co giật được sử dụng để giảm đau thường biến mất theo thời gian. Chúng bao gồm: chóng mặt, buồn ngủ, và sưng các chi dưới.

Như vậy, để xoa dịu cơn đau cho bệnh nhân, tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ kê loại thuốc giảm đau hợp lý. Tuy nhiên, bất cứ loại thuốc giảm đau nào nếu sử dụng liều cao và kéo dài đều gây tác dụng không mong muốn cho cơ thể ở các mức độ khác nhau. Vì thế, các bạn nên sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ và không lạm dụng thuốc giảm đau.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan