Biện pháp chẩn đoán viêm dạ dày cấp

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Lê Nguyễn Hồng Trâm - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Viêm dạ dày cấp gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy làm cách nào để chẩn đoán viêm dạ dày cấp và điều trị sớm? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm kiến thức hữu ích về bệnh lý này.

1. Viêm dạ dày cấp là gì?

Viêm dạ dày cấp là một thuật ngữ y khoa sử dụng để miêu một tình trạng sức khỏe liên quan đến những tổn thương niêm mạc dạ dày. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng một cách đột ngột do hiện tượng sưng, viêm kèm phù nề niêm mạc dạ dày dẫn đến những cơn đau bất thường ở vùng thượng vị.

Khác với dấu hiệu viêm dạ dày mãn tính, những cơn đau bụng ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày cấp có đặc điểm là diễn ra bất ngờ và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Đáng chú ý hiện nay số người mắc bệnh viêm dạ dày cấp tính ở các nước đang phát triển có xu hướng tăng cao và ngược lại tỷ lệ mắc viêm dạ dày mãn tính lại đang giảm xuống.

Ngoài ra, chúng ta cần phân biệt rõ khái niệm viêm dạ dày và viêm dạ dày ruột. Viêm dạ dày là bệnh lý chỉ ảnh hưởng đến chức năng dạ dày, biểu hiện bên ngoài bằng dấu hiệu buồn nôn và nôn ói.

Còn viêm dạ dày ruột vừa ảnh hưởng chức năng dạ dày vừa ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột. Do đó người bệnh ngoài buồn nôn, nôn ói còn có thể gặp triệu chứng tiêu chảy phân nước.

2. Triệu chứng viêm loét dạ dày cấp

Đa số các trường hợp, bệnh nhân bị viêm loét dạ dày cấp tính không có những triệu chứng quá đặc hiệu hay đáng chú ý nào. Tuy nhiên, viêm dạ dày cấp có thể khiến người bệnh có một số triệu chứng từ nhẹ đến nặng như sau:

Ngoài ra, những triệu chứng của viêm dạ dày cấp có thể liên quan đến một số tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như:

Do đó, người bệnh nếu có các dấu hiệu gợi ý viêm loét dạ dày cấp tính cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh lý và có biện pháp can thiệp phù hợp. Người bệnh cần đặc biệt lưu ý nếu các biểu hiện trên kéo dài quá ít nhất 1 tuần và đặc biệt là xuất hiện triệu chứng nôn ra máu, đi tiêu phân đen thì cần đến bệnh viện ngay lập tức.

chẩn đoán viêm dạ dày cấp
Chán ăn là một trong các triệu chứng chẩn đoán viêm dạ dày cấp

3. Chẩn đoán viêm dạ dày cấp

Để chẩn đoán viêm dạ dày cấp một cách toàn diện, chính xác nhất, bác sĩ sẽ tiến hành trao đổi, đặt ra một số câu hỏi để tìm hiểu về tiền sử, bệnh sử và các triệu chứng cơ năng của người bệnh. Sau đó, người bệnh được chỉ định thăm khám toàn diện, đặc biệt là chú ý các dấu hiệu của ổ bụng, trong đó quan trọng nhất là ấn đau vùng thượng vị.

Sau khi hỏi bệnh, thăm khám kỹ lưỡng và có được chẩn đoán sơ bộ. Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để khẳng định chẩn đoán viêm dạ dày cấp như sau:

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để đánh giá sức khỏe tổng quát;
  • Kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn H.P trong dạ dày bằng các xét nghiệm như tìm kháng thể HP trong máu, test hơi thở ure hoặc test mẫu nước bọt;
  • Xét nghiệm phân tìm sự hiện diện của hồng cầu trong mẫu phân, gợi ý có tình trạng chảy máu từ các vết viêm loét dạ dày;
  • Nội soi dạ dày là biện pháp quan sát trực tiếp giúp đánh giá mức độ, vị trí vết loét trên niêm mạc dạ dày;
  • Sinh thiết mô dạ dày để khẳng định chẩn đoán;
  • Ngoài ra, người bệnh còn được chỉ định các cận lâm sàng hỗ trợ khác như siêu âm bụng tổng quát hoặc chụp X quang.

4. Điều trị viêm loét dạ dày cấp

Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh nhân bị viêm loét dạ dày cấp, các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định nhiều phác đồ điều trị khác nhau. Trong đó chủ yếu người bệnh phải vừa sử dụng các thuốc điều trị vừa phải thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Các loại thuốc thường được chỉ định điều trị viêm dạ dày cấp tính bao gồm:

  • Thuốc kháng axit: có tác dụng trung hòa lượng axit dư thừa tại dạ dày;
  • Thuốc kháng histamin H2: có tác dụng giảm tiết axit dạ dày, cần sử dụng trước ăn khoảng 30 phút;
  • Thuốc ức chế bơm proton: ức chế quá trình sản xuất axit dạ dày, tuy nhiên loại thuốc này chỉ được sử dụng 1 lần/ngày, không nên dùng kéo dài quá 14 ngày;
  • Các loại kháng sinh: được chỉ định nếu có tính trạng nhiễm vi khuẩn H.P. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do H.P thường sử dụng kháng sinh, ức chế bơm proton PPI và Bismuth, thời gian sử dụng từ 10 đến 14 ngày.

Bên cạnh đó, nếu tình trạng viêm dạ dày cấp liên quan đến việc sử dụng các loại thuốc (trong đó quan trọng nhất là kháng viêm không steroid và nhóm corticoid) thì người bệnh cần ngưng sử dụng các loại thuốc đó theo hướng dẫn của bác sĩ. Những trường hợp bắt buộc phải sử dụng các loại thuốc đó thì người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc dự phòng kèm theo bằng các thuốc ức chế axit dạ dày.

chẩn đoán viêm dạ dày cấp
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để đánh giá sức khỏe tổng quát, hỗ trợ chẩn đoán viêm dạ dày cấp

5. Cách phòng ngừa viêm loét dạ dày cấp

Bên cạnh sử dụng các loại thuốc điều trị như trên, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt để giảm nhẹ các triệu chứng cũng như phòng ngừa viêm dạ dày cấp. Người bệnh nên thực hiện một số lời khuyên như sau:

  • Hạn chế hoặc không sử dụng thức uống có cồn như bia, rượu;
  • Tạo thói quen ăn chín uống sôi;
  • Hạn chế các món ăn có tính cay nóng, dầu mỡ hoặc có vị chua;
  • Chia nhỏ bữa ăn;
  • Hạn chế thức khuya;
  • Tạo cảm giác thoải mái, điều chỉnh tâm trạng, giảm áp lực căng thẳng trong công việc, cuộc sống;
  • Hạn chế sử dụng các thuốc có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày;
  • Tập thói quen rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để ngăn ngừa những vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập cơ thể;
  • Sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid đúng chỉ định bác sĩ, lưu ý không sử dụng quá thường xuyên, liên tục.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

38.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan