Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu: Nguyên nhân và cách xử lý

Đầy bụng có thể xuất hiện khi ăn quá nhanh và quá nhiều, đặc biệt là những thực phẩm đầy hơi khó tiêu. Vậy khi bị đầy bụng thì người bệnh cần làm gì, xử lý như thế nào?

1. Nguyên nhân gây đầy hơi khó tiêu, chướng bụng

Đầy hơi khó tiêu, chướng bụng có thể do tình trạng ăn uống tức thời nhưng cũng có thể do mắc phải một số bệnh lý tiêu hóa mãn tính trong thời gian dài.

1.1 Nguyên nhân tức thời gây đầy hơi khó tiêu, chướng bụng

  • Ăn uống không đúng cách: Việc nuốt nhiều không khí do ăn không đúng cách khi ăn quá nhanh, uống thức uống có gas, sử dụng ống hút khi uống, nhai kẹo cao su, ăn kẹo cứng, mang răng giả nhưng không phù hợp, có thói quen hút thuốc, thường xuyên sử dụng chất kích thích như cafe, rượu, bia, ... có thể tạo ra nhiều hơi trong bụng và gây đầy hơi, chướng bụng.
  • Ăn nhiều thực phẩm tạo hơi: Một số thực phẩm rất tốt cho cơ thể và được sử dụng thường xuyên có thể gây đầy hơi khó tiêu như đậu, những sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, cải.
  • Người bệnh đang bị chứng táo bón.
  • Người thường xuyên bị căng thẳng hoặc mắc bệnh mãn tính.

1.2 Nguyên nhân lâu dài gây đầy hơi khó tiêu, chướng bụng

  • Khó tiêu do cơ thể không dung nạp thực phẩm: Khó tiêu có thể là tình trạng cơ thể không dung nạp một chất nào đó trong thực phẩm như gluten, lactose, fructose. Không dung nạp gluten hay được biết đến là bệnh Celiac, đây là chứng rối loạn tự miễn dịch gây viêm ruột non để làm giảm hấp thu gluten từ thực phẩm. Không dung nạp lactose xảy ra khi sử dụng những sản phẩm từ sữa và gây đầy hơi khó tiêu. Không dung nạp fructose xảy ra khi ăn trái cây và một số loại rau.
  • Vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức: Khi lượng axit trong dạ dày giảm hoặc cơ ruột non giảm co bóp sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn trong dạ dày, ruột non phát triển và dẫn đến tình trạng dư thừa vi khuẩn trong ruột non. Ngoài đầy bụng, khó tiêu, tình trạng này còn có thể gây khó chịu ở bụng, đau bụng, tiêu chảy và khiến cơ thể mệt mỏi.
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, không chỉ gây ợ chua mà còn có thể gây đau tức vùng bụng, ngực, đầy hơi khó tiêu, nghẹn thức ăn, hôi miệng và đau họng.
  • Hội chứng ruột kích thích: Hội chứng ruột kích thích liên quan đến việc cơ thể nhạy cảm với dây thần kinh ở ruột, hay bị căng thẳng, stress, do di truyền hoặc là tình trạng thức ăn ở ruột già quá lâu hoặc quá ngắn. Hội chứng ruột kích thích làm ảnh hưởng đến ruột và quá trình tiêu hóa, có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng bao gồm với các triệu chứng đầy hơi khó tiêu, chướng bụng, đau quặn bụng (có thể giảm sau khi đại tiện), tiêu chảy, táo bón.
Hội chứng ruột kích thích
Người mắc hội chứng ruột kích thích có thể gặp tình trạng đầy hơi khó tiêu

Ngoài ra, một số bệnh lý khác của hệ tiêu hóa như các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu có thể do một số bệnh lý nghiêm trọng khác ở hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, tắc ruột, nhiễm ký sinh trùng Giardia, viêm ruột mãn tính (bệnh Crohn), ...

Bên cạnh đó, việc sử dụng hoặc đang điều trị bệnh bằng một số loại thuốc như giảm đau, kháng viêm, huyết áp, tiểu đường, kháng sinh, tránh thai, ... cũng có thể gây đầy hơi khó tiêu, chướng bụng.

XEM THÊM: Enterpass: Thuốc điều trị chứng đầy hơi, khó tiêu

2. Cách xử lý khi bị đầy hơi khó tiêu, chướng bụng

2.1 Thuốc trị đầy hơi khó tiêu, chướng bụng

Khi bị đầy hơi chướng bụng, khó tiêu, một số loại thuốc sau có thể giúp làm giảm triệu chứng như:

  • Thuốc có chứa Alpha-galactosidase: Một số thuốc có thành phần là Alpha-galactosidase như Beano, Digesta, Gas-Zyme 3X có tác dụng phân hủy đường tự nhiên có trong một số loại thực phẩm như ngũ cốc, các loại đậu và rau quả, thuốc được sử dụng trước khi ăn.
  • Thuốc có chứa Simethicone: Một số thuốc có thành phần là Simethicone như Mylanta Gas, Gas-X có tác dụng giúp khi đi qua đường tiêu hóa nhanh hơn, từ đó, làm giảm triệu chứng đầy hơi khó tiêu, chướng bụng.
  • Thuốc có chứa Lactase: Thuốc có thành phần là Lactase có tác dụng phân hủy đường lactose trong một số loại thực phẩm, được sử dụng đối với những người không dung nạp lactose. Lưu ý, trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không được dùng Lactase.

XEM THÊM: Cải thìa chữa đầy bụng, khó tiêu

2.2 Phòng ngừa chứng đầy hơi khó tiêu, chướng bụng

Thay đổi lối sống, cách ăn uống, từ bỏ một số thói quen có hại khác, ... có thể giúp phòng ngừa chứng đầy hơi khó tiêu, cụ thể:

  • Ăn uống đúng cách: Người bệnh cần tránh ăn quá nhiều trong một bữa, thay vào đó, có thể ăn thành nhiều bữa nhỏ. Chú ý ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn dễ dàng được tiêu hóa khi đi xuống dạ dày. Bên cạnh đó, cũng cần hạn chế những thực phẩm gây đầy hơi, khó tiêu như các sản phẩm từ sữa, bơ, các loại đậu, ngũ cốc, thực phẩm giàu carbohydrate khó tiêu, nhiều chất xơ, thức uống có gas, thức ăn cay nóng, nhiều axit, ....
  • Thay đổi thói quen: Hút thuốc lá là một trong những thói quen làm tích tụ và dư thừa không khí trong dạ dày gây đầy hơi khó tiêu, chướng bụng. Vì vậy, nên từ bỏ thói quen không tốt này để tránh bị đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chế những chất kích thích khác như rượu, bia, cafe, ... là những thức uống gây đầy hơi.
  • Vận động nhẹ nhàng: Vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, ... giúp khí trong cơ thể di chuyển tốt hơn và dễ dàng thoát ra ngoài.
  • Chườm nóng: Khi bị đầy bụng, làm giãn cơ bụng bằng cách tắm nước ấm có thể giúp hơi tích tụ trong dạ dày dễ thoát ra ngoài hơn.

XEM THÊM: Chữa đầy bụng khó tiêu bằng xoa bóp bấm huyệt

Chế độ ăn 1
Chế độ ăn uống khoa học giúp phòng ngừa chứng đầy hơi khó tiêu, chướng bụng

3. Đầy hơi chướng bụng, khó tiêu khi nào thì nên đến bác sĩ?

Đầy hơi khó tiêu gây khó chịu ở bụng, thậm chí có thể gây đau bụng. Tình trạng này có thể tự khỏi và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu và kèm theo các triệu chứng dưới đây, người bệnh nên đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp:

  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Thói quen đại tiện thay đổi.
  • Đại tiện hoặc tiểu tiện ra máu.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Đầy hơi khó tiêu, chướng bụng là những triệu chứng thường gặp của một số bệnh lý ở đường tiêu hóa. Hầu hết tình trạng này có thể tự khỏi và ngăn ngừa được nếu ăn uống đúng cách, hợp lý. Ngoài ra, một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định, hướng dẫn cũng có tác dụng giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng. Trong trường hợp sử dụng thuốc không khỏi, người bệnh nên đến bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám và điều trị kịp thời.

Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn nhận được sự hài lòng và đánh giá cao của khách hàng bởi chất lượng điều trị, trang thiết bị y tế và dịch vụ chăm sóc bệnh nhân.

  • Trang thiết bị hiện đại hàng đầu Việt Nam: Máy nội soi tiêu hóa ống mềm độ phân giải cao giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm và các bệnh lý tiêu hóa chính xác. Robot phẫu thuật của Mỹ có độ chính xác cao, ít xâm lấn, thời gian hồi phục của bệnh nhân nhanh.
  • Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao: Các bác sĩ được đào tạo bài bản tại các Trung tâm ngoại khoa hàng đầu của Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, có trình độ chuyên môn cao. Được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài, cập nhật các kỹ thuật, phác đồ điều trị mới nhất trên thế giới.

  • Chẩn đoán và điều trị bệnh tiêu hóa với kỹ thuật mới nhất: Phẫu thuật nội soi bằng robot với tỉ lệ thành công lên đến 95%. Nội soi tiêu hóa gây mê không đau, không khó chịu.
  • Chăm sóc người bệnh toàn diện: Là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng chương trình phục hồi sớm sau phẫu thuật (ERAS), giúp rút ngắn thời gian nằm viện chỉ còn sau 3 - 5. Tỷ lệ biến chứng, chi phí của người bệnh giảm, đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng.

Để khám và điều trị với các bác sĩ hàng đầu của khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể đến trực tiếp bệnh viện hoặc đăng ký khám trực tuyến.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

716.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan