Viêm gan C có lây qua đường hô hấp không?

Bài viết được tư vấn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Chuyên khoa Truyền nhiễm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Viêm gan C là căn bệnh khá phổ biến, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực. Việc nhận biết viêm gan lây qua đường nào, hay viêm gan C lây qua đường hô hấp không sẽ giúp phòng tránh bệnh tốt hơn.

1. Viêm gan lây qua đường nào?

Trong số các bệnh về gan, có 4 loại chính được nhiều người biết đến là viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan ung thư gan. Bệnh sẽ không có khả năng lây nhiễm nếu nguyên nhân bắt nguồn từ thói quen sống, như lạm dụng bia rượu, thuốc lá, chế độ ăn uống không hợp lý,... Tuy nhiên, các bệnh viêm gan do virus thì nguy cơ lây nhiễm tương đối cao.

Có đến 6 loại virus khác nhau là nguyên nhân của các bệnh lý về gan, bao gồm virus viêm gan A, B, C, D, E và G. Trong đó, hai loại phổ biến và nguy hiểm nhất là virus viêm gan Bvirus viêm gan C. Mỗi loại virus sẽ có con đường lây nhiễm riêng biệt, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ xảy ra 2 trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Virus không hoạt động, do đó mức độ lây nhiễm sẽ thấp;
  • Trường hợp 2: Virus tấn công mạnh vào gan nên khả năng lây nhiễm lớn.

Nhận biết được viêm gan lây qua đường nào sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả hơn. Cụ thể, viêm gan A và E sẽ lây qua con đường ăn uống:

  • Viêm gan A: Lây lan khi thường xuyên ăn thực phẩm bẩn, không nấu chín, không hợp vệ sinh hoặc dùng chung dụng cụ ăn uống. Ngoài ra, tiếp xúc với các đồ vật nhiễm phân của bệnh nhân viêm gan A cũng tạo khả năng lây nhiễm.
  • Viêm gan E: Cũng tương tự như trên, viêm gan E sẽ lây từ người sang người qua đường tiêu hóa. Nguồn thực phẩm bẩn và nước uống ô nhiễm sẽ tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Trong khi đó, bệnh do virus viêm gan B, C và D đều có chung đường lây nhiễm là đường má, quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm virus viêm gan và từ mẹ truyền cho con, trong đó viêm gan virus D cần phải có viêm gan virus B mới có thể tồn tại có nghĩa là người mắc viêm gan virus B mới có nguy cơ mắc đồng nhiễm viêm gan virus D, nếu không mắc viêm gan virus B thì không có nguy cơ mắc viêm gan virus D. Cụ thể các con đường lây nhiễm như sau:

viem-gan-c-co-lay-qua-duong-ho-hap-khong-1
Viêm gan C lây qua đường máu
  • Đường máu

Phần lớn cả 3 loại viêm gan B, C và D lây nhiễm qua đường máu, cụ thể là trong quá trình truyền máu, tiêm chích hoặc phẫu thuật. Sử dụng chung dụng cụ cá nhân, như dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng có dính máu, cũng sẽ khiến virus xâm nhập vào cơ thể qua vết trầy xước.

  • Mẹ truyền sang con

Phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan sẽ truyền sang cho em bé trong bụng. Trong 3 tháng đầu, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 2%, tam cá nguyệt thứ 2 là 10% và tăng lên 70% vào 3 tháng cuối thai kỳ. Nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B và C trong khi mang thai sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi.

Quan hệ tình dục không an toàn sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan, nhất là virus viêm gan C có ở trong tinh dịch của đàn ông. Do đó, mọi người cần áp dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.

2. Viêm gan C lây qua đường hô hấp không?

Viêm gan C không lây qua đường hô hấp. Nghĩa là việc tiếp xúc, nói chuyện thông thường hoặc bắt tay với người bệnh sẽ không tạo nguy cơ lây lan virus. Do đó, nếu trong gia đình có người thân mắc viêm gan C, bạn vẫn có thể yên tâm và thoải mái sống chung vì căn bệnh này không lây nhiễm qua đường thở. Tuy nhiên, vẫn cần phải thận trọng vì việc tiếp xúc trực tiếp và quá gần gũi với nước bọt của bệnh nhân viêm gan sẽ tạo nguy cơ lây nhiễm, mặc dù khá hiếm gặp. Ví dụ, nếu bạn hôn sâu vào bên trong khoang miệng người bệnh đang bị viêm loét, chảy máu thì xác suất lây nhiễm là khá cao.

Viêm gan C là một bệnh truyền nhiễm về gan nguy hiểm, do Hepatitis C virus (HCV) gây nên. Loại virus này thường lây truyền qua đường máu, vì vậy bạn phải tiếp xúc với máu của người bệnh thì mới bị nhiễm. Trong đó, cách truyền bệnh viêm gan C phổ biến nhất là: tiêm thuốc bằng kim bị nhiễm virus, tái sử dụng các thiết bị y tế chưa được khử trùng, nhận truyền máu không được sàng lọc đầy đủ. Những con đường truyền viêm gan C ít phổ biến hơn bao gồm: tiếp xúc với ống tiêm nhiễm máu có chứa virus, quan hệ tình dục với người bệnh, truyền giữa mẹ và con, sử dụng chung vật dụng cá nhân có tiếp xúc với máu....

viem-gan-c-co-lay-qua-duong-ho-hap-khong-2
Viêm gan C không lây nhiễm qua đường hô hấp

3. Phòng ngừa viêm gan C

Làm sao để phòng ngừa viêm gan C hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để ngăn ngừa sự lây nhiễm của virus này, khuyến nghị:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Nên tiêu thụ nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh. Ví dụ như rau mồng tơi, súp lơ, cải xoăn, nước ép trái cây thanh nhiệt cơ thể và giải độc gan, giúp gan hoạt động khỏe mạnh. Giảm ăn đồ cay nóng, dầu mỡ và những món nhiều cholesterol có hại cho gan.
  • Giữ vệ sinh cá nhân và an toàn thực phẩm: Để tránh lây nhiễm virus, cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, sử dụng nguồn thực phẩm sạch, ăn chín uống sôi để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Tránh xa chất kích thích: Lạm dụng cà phê, thuốc lá hoặc rượu bia lâu ngày sẽ làm tích tụ các chất độc hại, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch. Ngoài ra, cũng nên tránh lạm dụng thuốc, tự ý mua thuốc uống mà không có chỉ định của bác sĩ. Thói quen này sẽ gây suy gan, rối loạn chức năng gan và tạo điều kiện cho virus gây bệnh.
  • Ngủ đúng giờ, không thức khuya: Ngủ không đủ giấc và thức khuya thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chức năng gan.
  • Tập thể dục: Vận động thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe nói chung và chức năng gan nói riêng
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân: Các món đồ có thể dính máu cũng có nguy cơ lây nhiễm virus, như kim tiêm, dụng cụ xăm hình, xăm môi, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kềm bấm móng tay,...
  • Quan hệ tình dục an toàn: Dùng biện pháp bảo vệ như bao cao su, quan hệ một vợ một chồng để tránh lây nhiễm.
  • Tiêm vắc-xin: Chủng ngừa vắc-xin là cách chủ động phòng ngừa các virus gây bệnh gan đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên hiện chưa có vắc-xin đặc hiệu cho viêm gan C, vì vậy việc ngăn chặn sự lây truyền của virus là điều rất quan trọng.
viem-gan-c-co-lay-qua-duong-ho-hap-khong-3
Tiêm vắc xin ngừa bệnh là điều rất quan trọng

Bệnh gan do virus viêm gan C sẽ rất nguy hiểm nếu được không phát hiện và điều trị kịp thời, lâu dần sẽ dẫn đến viêm gan mạn tính, tăng nguy cơ xơ gan, suy gan, hay thậm chí là ung thư gan. Vì vậy, không nên có thái độ chủ quan, thay vào đó cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng ngừa viêm gan C để hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm. Người mắc bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa tổn thương hoặc biến chứng gan nghiêm trọng. Nếu không may mắc viêm gan C cần đến khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa kịp thời vì viêm gan C là bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn với lỉ lệ thành công cao.

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Sàng lọc Gan mật, giúp phát hiện Viêm gan C ở giai đoạn sớm ngay cả khi chưa có triệu chứng. Ngoài ra, Gói sàng lọc gan mật toàn diện giúp khách hàng:

  • Đánh giá khả năng làm việc của gan thông qua các xét nghiệm men gan;
  • Đánh giá chức năng mật; dinh dưỡng lòng mạch;
  • Tầm soát sớm ung thư gan;
  • Thực hiện các xét nghiệm như Tổng phân tích tế bào máu, khả năng đông máu, sàng lọc viêm gan B,C
  • Đánh giá trạng thái gan mật qua hình ảnh siêu âm và các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng gây ra bệnh gan/làm bệnh gan nặng hơn
  • Phân tích sâu các thông số đánh giá chức năng gan mật thông qua xét nghiệm, cận lâm sàng; các nguy cơ ảnh hưởng đến gan và tầm soát sớm ung thư gan mật.

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ tại Vinmec, Quý khách hàng cũng được đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm tư vấn về chế độ sinh hoạt, lối sống, dinh dưỡng để bảo vệ lá gan luôn được khỏe mạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • bệnh viêm khớp dạng thấp
    Xét nghiệm Anti-CCP và bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp chiếm tỷ lệ 0,5 – 1% dân số trên toàn thế giới. Viêm khớp dạng thấp (RA: Rheumatoid Arthritis) là một rối loạn tự miễn dịch toàn thân mãn tính, chủ yếu ảnh hưởng đến khớp ...

    Đọc thêm
  • Dấu hiệu của ngộ độc Choline
    Dấu hiệu của ngộ độc Choline

    Choline tương tự như một loại vitamin B, đóng vai trò quan trọng trong nhiều phản ứng hóa học của cơ thể. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều choline có thể dẫn đến ngộ độc.

    Đọc thêm
  • Zepatier
    Công dụng thuốc Zepatier

    Zepatier có thành phần chính là Elbasvir và Grazoprevir, được sử dụng để điều trị viêm gan C mạn tính (HCV) gen type 1 và type 4. Vậy công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc ...

    Đọc thêm
  • Công dụng của thuốc Burci
    Công dụng của thuốc Burci

    Thuốc Burci chứa hoạt chất chính là Ursodeoxycholic acid với hàm lượng 150mg. Thuốc được chỉ định trong điều trị sỏi mật, bệnh viêm túi mật, viêm đường dẫn mật, cải thiện chức năng gan trong bệnh viêm gan mạn ...

    Đọc thêm
  • pancrezym
    Công dụng thuốc Pancrezym

    Pancrezym thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá được bào chế ở dạng viên nén. Thành phần chính của thuốc Pancrezym là acid ursodeoxycholic được chỉ định trong cải thiện chức năng viêm gan mãn tính.

    Đọc thêm