Cholesterol cao dẫn đến xơ vữa động mạch như thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Sơn - Bác sĩ Tim mạch Can thiệp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Cholesterol máu ở mức cao có thể dẫn đến tình trạng hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch, theo thời gian sự tích tụ này gây ra xơ cứng động mạch hoặc xơ vữa động mạch. Vì vậy việc giữ mức cholesterol trong cơ thể ở mức phù hợp rất quan trọng, giúp giảm nguy cơ mắc phải các vấn đề gây ra bởi các động mạch bị tắc bao gồm nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

1. Thế nào là xơ vữa động mạch?

Theo thời gian, với mảng xơ vữa tích tụ bên trong thành động mạch được gọi là bệnh xơ vữa động mạch. Động mạch có chức năng vận chuyển máu chứa oxy đến tim và các bộ phận khác trong cơ thể. Chất béo, cholesterol, canxi và các chất khác được tìm thấy trong máu là các yếu tố cấu thành mảng xơ vữa. Dòng chảy của máu chứa oxy đến các cơ quan và các bộ phận khác trong cơ thể bị hạn chế khi mảng xơ vữa cứng lại và làm hẹp lòng động mạch. Bệnh nhân mắc xơ vữa động mạch có nguy cơ gặp các vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ có thể dẫn đến tử vong.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xơ vữa động mạch, có thể là nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Một số nguyên nhân có thể kiểm soát được, đó là các vấn đề về ăn uống, thói quen, lối sống.... còn những nguyên nhân khác gây bệnh không thể kiểm soát được, chẳng hạn như tuổi tác.

Trong đó, nồng độ cholesterol cao chính là nguyên nhân phổ biến làm xơ cứng động mạch. Cholesterol gồm có cholesterol xấu và cholesterol tốt. Có thể tìm thấy cholesterol trong các loại thực phẩm. Khi cholesterol xấu tích tụ lâu ngày trong máu, sẽ tạo thành các mảng lớn, gây cản trở quá trình lưu thông máu, khiến máu không thể đến tim và các cơ quan khác.

2. Cholesterol cao dẫn đến xơ vữa động mạch như thế nào?

Cholesterol là một loại chất béo được tìm thấy trong máu. Gan tạo ra nó bởi vì các tế bào và các cơ quan nhất định cần cholesterol. Cơ thể cũng có thể nhận được cholesterol từ một số thực phẩm. Nhưng nếu cơ thể nhận được cholesterol quá nhiều, chúng có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng, đặc biệt là bên trong các động mạch của cơ thể.

Tại sao cơ thể cần cholesterol?
Cholesterol trong cơ thể quá cao dẫn đến xơ vữa động mạch

Một số người nghĩ rằng tất cả cholesterol đều xấu. Nhưng không phải vậy, vẫn có một loại cholesterol giúp cơ thể khỏe mạnh, còn được gọi là Cholesterol "tốt" hay HDL (High-density lipoprotein). Còn đối với cholesterol "xấu" hay LDL (Low-density lipoprotein), gây ra nhiều vấn đề bất ổn cho cơ thể.

Cholesterol "xấu" được gọi là LDL (Low-density lipoprotein) hoặc lipoprotein tỷ trọng thấp. LDL có thể làm hỏng các động mạch mang máu từ tim đến phần còn lại của cơ thể. Sau đó, khi tổn thương đã bắt đầu xuất hiện, LDL tiếp tục xâm nhập và tích tụ trong các thành động mạch.

Khi tích tụ được gia tăng, cơ thể cố gắng làm sạch chúng. Các tế bào bạch cầu và các loại tế bào khác (là một phần của hệ thống phòng thủ của cơ thể) sẽ tấn công sự tích tụ và loại bỏ nó. Nhưng theo thời gian, những tế bào và mảnh vỡ trở thành một phần của sự tích tụ. Qua nhiều năm chúng ngày càng lớn và hình thành nên mảng bám.

Cholesterol "tốt" được gọi là HDL (High-density lipoprotein) hoặc lipoprotein tỷ trọng cao. HDL lưu thông trong cơ thể, hoạt động như một nam châm cholesterol. HDL thu thập cholesterol xấu và di chuyển nó ra khỏi động mạch. Cuối cùng, phần lớn cholesterol được loại bỏ khỏi cơ thể, được chuyển đến các mô như gan hoặc được sử dụng để tạo ra hormone.

Khi các mảng bám phát triển bên trong các động mạch, cuối cùng chúng bắt đầu hạn chế dòng máu. Một số mảng bám giàu LDL phát triển một cách chậm chạp và có kiểm soát. Mặc dù cuối cùng chúng có thể làm hẹp lòng động mạch (đủ để gây ra các triệu chứng), nhưng cơ thể thường có thể thích nghi và loại tắc nghẽn này ít khi gây ra các cơn nhồi máu cơ tim.

Đau ngực dữ dội là một trong những triệu trứng bất thường sau phẫu thuật thay van tim
Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng đau tim khi Cholesterol cao

Nhưng các mảng bám khác lại không ổn định. Các tế bào bạch cầu và các tế bào khác được cơ thể gửi đến để tiêu thụ các mảng bám cũng giải phóng các enzyme. Những enzyme này hòa tan một số mô gọi là collagen, ngăn cho các mảng bám tích tụ lại với nhau. Và khi điều này xảy ra, mảng bám có thể bị vỡ khiến cho cục máu đông hình thành bên trong động mạch. Đôi khi, trong vòng vài phút, cục máu đông này có thể chặn máu đi đến tim hoặc não và gây ra cơn nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não.

3. Điều trị cholesterol cao

Khi mức cholesterol tăng cao hơn, khả năng nhiều mảng bám sẽ hình thành. Mối liên hệ giữa cholesterol và các tình trạng đe dọa tính mạng, làm cho việc điều trị cholesterol cao được ưu tiên hàng đầu. Hiện nay thuốc và thay đổi trong lối sống đều có thể cải thiện mức cholesterol cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch:

  • Tập thể dục có hoặc không giảm cân, làm tăng mức cholesterol HDL (có lợi) và giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
  • Một chế độ ăn nhiều chất xơ và ít chất béo có thể làm giảm cholesterol LDL (có hại).
  • Cá béo và các thực phẩm khác có nhiều axit béo omega 3 có thể làm tăng cholesterol HDL (có lợi).
  • Statin là loại thuốc thường được kê đơn thường thấy nhất cho cholesterol cao. Thuốc có thể làm giảm đáng kể cholesterol LDL (có hại) tới 60% hoặc hơn. Thuốc cũng có thể gia tăng HDL.
  • Thay đổi lối sống và thói quen ăn uống: Nguyên nhân chính làm gia tăng cholesterol xấu là do chế độ ăn uống kém khoa học. Do đó, xây dựng thực đơn lành mạnh chính là bước đầu tiên cần thực hiện để giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra, bạn cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, đồng thời hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá.....
  • Với những trường hợp tăng cholesterol máu gia đình (FH): Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp Apheresis Lipoprotein vào việc điều trị. Để loại bỏ cholesterol LDL ra khỏi máu, phương pháp này sẽ sử dụng máy lọc.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy liệu pháp statin có thể làm giảm tỷ lệ đau tim, đột quỵ và tử vong do xơ vữa động mạch. Nhưng để có hiệu quả, statin chỉ là một phần của chiến lược cá nhân hóa lớn hơn mà bạn và bác sĩ cần thực hiện cùng nhau. Trong số những yếu tố khác, chiến lược này sẽ dựa trên mức độ rủi ro của bạn đối với cơn đau tim và đột quỵ cũng như các lựa chọn lối sống cá nhân của riêng bạn.

Khám sàng lọc tim mạch, khám bệnh
Định kỳ kiểm tra sức khỏe tim mạch giúp người bệnh phát hiện sớm bệnh lý và kịp thời điều trị

Nếu bạn nhận thấy hoặc nghi ngờ cholesterol của bạn đang tăng cao hoặc nếu bạn có tiền sử gia đình bị cholesterol cao, hãy nói chuyện với bác sĩ về những biện pháp mà bạn có thể hạ thấp nó.

Để tránh tình trạng tăng cholesterol trong máu, chúng ta cần phòng bệnh ngay từ bây giờ bằng những phương pháp sau:

  • Hạn chế ăn thực phẩm có chứa cholesterol cao như lòng đỏ trứng, thịt đỏ, sữa, gan, bơ, nội tạng động vật,...
  • Tăng cường bổ sung các loại thịt trắng, các loại cá giàu chất béo omega 3 và omega 6 (những chất này có tác dụng cân bằng hàm lượng cholesterol trong máu).
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo bão hòa như thịt mỡ, phomai, bơ,...
  • Ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây,... để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể (đặc biệt là vitamin và khoáng chất).
  • Tránh xa chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,...
  • Tập thể dục mỗi ngày.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
  • Những bệnh nhân bị tiểu đường, cao huyết áp,... cần kiểm soát bệnh chặt chẽ.
  • Thường xuyên theo dõi các chỉ số đường huyết, chỉ số huyết áp, chỉ số cholesterol.

Cholesterol cao dẫn đến xơ vữa động mạch và có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Ngay từ bây giờ, bạn cần tạo cho mình một thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học để phòng và điều trị bệnh.

Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát thường xuyên để có thể theo dõi lượng cholesterol trong máu, có những biện pháp can thiệp khi cần thiết đồng thời sớm phát hiện ra các vấn đề sức khỏe khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan