Chỉ số cholesterol toàn phần thấp có sao không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Năm nay tôi 42 tuổi, cao 1,56, nặng 47 kg thường xuyên bị thiếu lượng cholesterol trong máu, cholesterol toàn phần 3.3 (tiêu chuẩn 3.9 - 5.2). Vậy bác sĩ cho tôi hỏi chỉ số cholesterol toàn phần thấp có sao không? Tôi cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hường - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Chỉ số cholesterol toàn phần thấp có sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Khi mức cholesterol quá thấp, kéo dài có rất nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của cơ thể, bao gồm:

  • Nguy cơ đột quỵ xuất huyết cao hơn xảy ra khi mạch máu vỡ và chảy máu trong não;
  • Chứng mất trí nhớ và suy giảm trí nhớ;
  • Tăng nguy cơ ung thư máu và nhiễm trùng huyết;
  • Tăng nguy cơ mắc cúm nặng, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng da;
  • Nguy cơ tử vong cao hơn do nhiễm trùng đường tiêu hóa và đường hô hấp;
  • Tăng nguy cơ lo lắng và trầm cảm;
  • Xu hướng tự sát;
  • Hành vi bạo lực và hiếu chiến gia tăng;
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson và ung thư;

Các nguyên nhân có thể gây ra mức cholesterol thấp bao gồm: Di truyền và điều này là phổ biến ở trẻ em dưới 1 tuổi; Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc cường giáp; Suy thượng thận; Bệnh gan; Suy dinh dưỡng; Hấp thu kém; Thiếu mangan; Bệnh bạch cầu; Chế độ ăn uống ít chất béo.

Hiện chưa có thuốc nào để tăng cholesterol toàn phần. Có thể sử dụng thuốc statin để gia tăng nồng độ HDL. Điều quan trọng cần lưu ý là thuốc statin có thể có những tác dụng phụ không mong muốn, do vậy thuốc và liều cần được điều chỉnh cho phù hợp từng cá nhân. Khi sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng bởi mức cholesterol thấp, thuốc chống trầm cảm có thể được khuyến nghị sử dụng. Bên cạnh các loại thuốc, tốt nhất vẫn là thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để điều chỉnh nồng độ cholesterol. Ngay cả như thế, điều này cũng nên là quyết định dưới sự trao đổi kỹ càng với bác sĩ.

Một số thực phẩm sau đây có thể tham khảo để bổ sung cho sự cân bằng cholesterol của bạn:

  • Dầu ô liu: Trong dầu ô liu, các nhà khoa học tìm thấy một chất béo có lợi cho sức khỏe tim mạch. Dầu ô liu làm tăng HDL và làm giảm tác động xấu của LDL. Nhưng nên nhớ dầu ô liu nên sử dụng ở nhiệt độ thấp - bạn có thể sử dụng dầu trong trộn salad, chế biến nước sốt và thêm hương vị cho thực phẩm.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc nguyên hạt như các loại lúa mạch, yến mạch, gạo lứt, các loại đậu nguyên hạt, bắp nguyên hạt, vừng nguyên hạt... giàu chất xơ và làm tăng mức độ HDL. Nên dùng ít nhất 2 phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày.
  • Cá béo: Axit béo omega-3 được tìm thấy trong cá rất quan trọng trong việc giảm mức LDL, trong khi tăng mức HDL. Có thể chọn cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá mòi...,và nên dùng tối thiểu 2 phần cá mỗi tuần.
  • Hạt chia: Hạt chia là một nguồn axit béo omega-3 và chất xơ thực vật tốt. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ hạt chia giúp tăng mức HDL và giảm LDL. Nên thêm hạt chia vào đồ ăn sáng, sữa chua, bột yến mạch hoặc sinh tố.
  • Quả bơ: Bơ là một trong những loại trái cây tốt nhất cho sức khỏe. Bơ chứa hàm lượng folate cao là chất béo không bão hòa đơn, nó giúp tăng mức HDL và giảm mức LDL, do đó làm giảm nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim. Hơn nữa, chúng có chất xơ giúp tiêu hóa tốt.
  • Rượu vang đỏ: Uống rượu vang đỏ trong chừng mực đã được chứng minh là làm tăng mức độ HDL. Ngoài ra, nó làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch. Một lượng rượu vang đỏ vừa phải được định nghĩa là một ly mỗi ngày cho phụ nữ và hai ly cho nam giới.
  • Ngoài ra còn những cách khác để cải thiện nồng độ cholesterol của bạn:
  • Tập thể dục hàng ngày - Đây là một trong những cách quan trọng nhất để tăng mức HDL. Chỉ cần đi bộ nhanh trong 10 - 15 phút mỗi ngày cũng sẽ giúp tăng HDL.
  • Giảm cân - giúp giảm LDL và tăng HDL.
  • Duy trì hệ thống tiêu hóa tốt - Điều này rất cần thiết vì hệ vi sinh vật đường ruột ảnh hưởng đến mức cholesterol của bạn. Có thể dùng sữa chua và các thực phẩm giàu chế phẩm sinh học khác để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn

Nếu bạn còn thắc mắc về chỉ số cholesterol toàn phần thấp, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

978 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Lipidtab 20
    Công dụng thuốc Lipidtab 20

    Trước khi chỉ định sử dụng thuốc Lipidtab, bác sĩ nên hướng dẫn cho bệnh nhân chế độ ăn giúp làm giảm cholesterol máu theo tiêu chuẩn và duy trì chế độ ăn này trong suốt thời gian điều trị. ...

    Đọc thêm
  • Công dụng của thuốc Cadisimvas

    Cadisimvas là thuốc được chỉ định trong việc điều trị tăng lipid máu, có tác dụng ức chế chọn lọc sự hấp thu cholesterol và các sterol thực vật. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng Cadisimvas, người dùng cần ...

    Đọc thêm
  • shintovas
    Công dụng thuốc Shintovas

    Thuốc Shintovas được chỉ định trong điều trị tăng cholesterol máu nguyên phát, tăng lipid máu hỗn hợp, dự phòng biến cố tim mạch ở người bệnh tăng cholesterol máu không có triệu chứng lâm sàng... Cùng tìm hiểu về ...

    Đọc thêm
  • Juxtapid
    Thông tin thuốc Juxtapid

    Thuốc Juxtapid được sử dụng cùng với chế độ ăn ít chất béo và các phương pháp điều trị khác để giảm cholesterol toàn phần ở những người mắc chứng tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử (một loại ...

    Đọc thêm
  • atorota
    Công dụng thuốc Atorota

    Atorota thuộc nhóm thuốc tim mạch, dạng bào chế viên nén bao phim, đóng gói hộp 3 vỉ x 10 viên. Thuốc có chứa thành phần chính là Atorvastatin (dưới dạng Atorvastatin calcium) 10mg. Tuân thủ chỉ định, liều dùng ...

    Đọc thêm