Bệnh lao kháng thuốc có chữa được không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phan Đình Thủy Tiên - Bác sĩ Nội Tổng Quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Bệnh lao kháng thuốc là cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng và là nguy cơ an ninh y tế toàn cầu mang theo những hậu quả nghiêm trọng cho những người bị ảnh hưởng. Điều trị các loại lao kháng thuốc ( MDR-TB: Multi-drug-resistant tuberculosis) phải được điều trị kết hợp nhiều nhóm thuốc và thời gian điều trị từ chín tháng trở lên. Việt Nam nằm trong nhóm 30 quốc gia có gánh nặng lao đa kháng cao nhất trên thế giới, xếp thứ 16/30 quốc gia có số lượng bệnh nhân vừa nêu nhiều nhất. ( WHO - Global tuberculosis report 2018)

1. Lao kháng thuốc

Lao kháng thuốc là bệnh xảy ra khi vi khuẩn trở nên kháng lại chính loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh lao. Điều này có nghĩa là thuốc không còn khả năng tiêu diệt vi khuẩn lao nữa. Bệnh lao kháng thuốc lây lan giống như các lây nhiễm lao nói chung. Tương tự vậy, nó sẽ lây lan từ người này sang người khác thông qua không khí. Vì vi khuẩn lao sẽ được đưa vào không khí từ những người bị mắc lao do nói chuyện, hát, hắt hơi. Những người tiếp xúc ở gần đó có thể hít phải những vi khuẩn này và bị nhiễm bệnh.

2. Điều trị lao kháng thuốc

Mục tiêu điều trị lao kháng thuốc là:

  • Giảm nhanh lượng trực khuẩn để giảm tỷ lệ mắc bệnh và nguy cơ tử vong.
  • Ngăn ngừa sự xuất hiện của các chủng đột biến và kháng thuốc.
  • Ngăn ngừa tái phát bệnh.

Để đạt được mục tiêu thứ nhất cần các loại thuốc diệt khuẩn mạnh như isoniazid, đặc biệt là trong tuần đầu tiên và rifampicin là hữu ích nhất. Để đạt được mục tiêu thứ hai, nhiều loại thuốc đã được chứng minh (DST) hoặc có khả năng được sử dụng để ngăn chặn chủng đột biến và kháng thuốc. Để đạt mục tiêu thứ ba, việc điều trị được quy định trong thời gian dài với việc phải tuân thủ điều trị nghiêm ngặt giúp loại bỏ những vi khuẩn có thể gây tái phát bệnh. Thời gian điều trị rifampicin đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu thứ ba này.

điều trị ung thư
Điều trị lao kháng thuốc cần phải thực hiện nghiêm ngặt theo phác đồ

Nếu có một chủng lao không đáp ứng với các loại thuốc thông thường được sử dụng để điều trị bệnh lao, thì sẽ gây ra bệnh lao kháng thuốc. Điều này có nghĩa là cần phải điều trị kết hợp loại thuốc bậc hai và sẽ có hiệu quả thấp hơn. Đồng thời, loại thuốc này sẽ được sử dụng trong một thời gian dài hơn. Nếu một số loại thuốc không đáp ứng được việc điều trị bệnh, có thể lúc này bệnh nặng hơn với bệnh lao kháng đa thuốc. Do đó, để điều trị lao kháng thuốc cần kết hợp các loại thuốc tối thiểu chín tháng. Và các loại thuốc được sử dụng thêm trong phác đồ điều trị lao kháng thuốc bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh gọi là fluoroquinolones.
  • Một loại kháng sinh tiêm như là amikacin (Amikin), capreomycin (Capastat) và kanamycin.
  • Các phương pháp điều trị bằng kháng sinh mới hơn như: bedaquiline (Sirturo), ethionamide (Trecator) và axit para-aminosalicylic. Chúng được thêm vào cùng với một số loại thuốc khác. Thuốc mới như Pretomanid được sử dụng kết hợp với bedaquiline và linezolid. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu những loại thuốc này.

Một loại bệnh cực kỳ hiếm gặp và hậu quả của nó vô cùng nghiêm trọng đó là bệnh lao kháng siêu đa thuốc. Điều này có nghĩa là bệnh sẽ kháng rất nhiều loại thuốc phổ biến bao gồm như isoniazid, rifampicin, fluoroquinolones và ít nhất một trong số những loại kháng sinh tiêm.

3. Tác dụng phụ khi điều trị bệnh lao kháng thuốc

Nếu có những triệu chứng sau cần phải được sự tự vấn và phác đồ điều trị kịp thời của bác sĩ chuyên khoa:

  • Sốt từ 3 ngày trở lên.
  • Đau bụng dưới.
  • Ngứa hoặc phát ban
  • Buồn nôn, nôn hoặc không thèm ăn.
  • Da hoặc mắt có màu vàng.
  • Nước tiểu sẫm màu hoặc nâu.
  • Đau nhói, nóng rát hoặc tê tay, tê chân.
  • Mệt mỏi.
  • Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu.
  • Chóng mặt.

Điều vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị đó là liều dùng thuốc kháng sinh hàng ngày. Không được dừng lại ngay cả khi cảm thấy bệnh tốt hơn. Bởi vì, nếu không tiêu diệt tất cả vi khuẩn trong cơ thể, chúng sẽ có cơ hội thích khi sống trong cơ thể và trở nên kháng thuốc khi điều trị. Để giúp bệnh nhân lao kháng thuốc ghi nhớ điều này, bác sĩ chuyên khoa cần theo dõi chặt chẽ phác đồ điều trị lao kháng thuốc để đạt hiệu quả điều trị cao hơn.

Sốt phát ban bao giờ lặn
Ngứa và phát ban là một trong các tác dụng phụ khi điều trị bệnh lao kháng thuốc

4. Thời gian điều trị lao kháng thuốc

Sau nhiều năm nghiên cứu điều tra và thử nghiệm kết quả thu được, WHO cũng đã đưa ra khuyến nghị sử dụng phác đồ điều trị bệnh lao kháng đa thuốc (MDR TB) ngắn ngày 9-12 tháng, cho hiệu quả tối ưu hơn so với phác đồ điều trị bệnh lao truyền thống 20-24 tháng.

Đặc điểm của phác đồ điều trị 9-12 tháng:

  • Phác đồ điều trị lao kháng thuốc ngắn hơn tiêu chuẩn với bảy loại thuốc và thời gian điều trị là 9-12 tháng.
  • Được chỉ định có điều kiện trong lao kháng thuốc hoặc lao kháng rifampicin, bất kể độ tuổi nào của bệnh nhân hoặc tình trạng nhiễm HIV của bệnh nhân.
  • Cần theo dõi hiệu quả, tác hại và tái phát bệnh. Trung tâm chăm sóc bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị đồng thời cộng động xã hội chung tay góp phần giúp đỡ bệnh nhân lao có điều kiện tuân thủ phác đồ điều trị để có kết quả điều trị tốt nhất.
  • Sử phác đồ chuẩn theo thế giới.
  • Chi phí điều trị cho bệnh nhân lao kháng thuốc giảm đáng kể.
  • Tuy nhiên, phác đồ này sẽ không điều trị ở những bệnh nhân kháng thuốc thế hệ hai, bệnh ngoài phổi và bệnh nhân là phụ nữ đang mang thai.

Tình trạng lao kháng thuốc đặc biệt là lao kháng đa thuốc ở nước ta hiện nay cũng như các nước khác trên thế giới gia tăng cao. Vì vậy, ngoài việc chẩn đoán xác định được bệnh để có phương án điều trị kịp thời thì việc tuân thủ phác đồ điều trị cũng vô cùng quan trọng. Thực hiện được việc này cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân với bác sĩ cùng với người thân và cộng đồng xã hội để giúp bệnh nhân yên tâm và tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Bác sĩ Thủy Tiên đã có 18 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh lý nội khoa. Hiện đang là Bác sĩ Nội tổng quát Khoa Khám bệnh và Nội khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Cdc.gov; WHO.int;

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

34.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan