Dinh dưỡng cho người thiếu máu huyết tán

Bệnh thiếu máu huyết tán là rối loạn máu di truyền khiến cơ thể bạn có ít huyết sắc tố hơn bình thường. Vậy, ngoài các biện pháp điều trị thì dinh dưỡng cho người thiếu máu huyết tán sẽ như thế nào để làm tăng lượng huyết sắc tố cho cơ thể?

1. Bệnh thiếu máu huyết tán là gì?

Bệnh thiếu máu huyết tán (tên tiếng Anh là thalassemia) là một bệnh di truyền (tức là, được truyền từ bố mẹ sang con) gây rối loạn máu diễn ra khi cơ thể không tạo ra một loại protein gọi là hemoglobin, đây là một phần quan trọng của hồng cầu.

Khi có không có đủ hemoglobin, các tế bào hồng cầu không thực hiện đầy đủ chức năng và chỉ tồn tại trong thời gian ngắn hơn so với bình thường, do đó có ít tế bào hồng cầu khỏe mạnh di chuyển trong mạch máu.

Các tế bào hồng cầu mang oxy đến tất cả các tế bào của cơ thể. Oxy là một loại thực phẩm mà các tế bào sử dụng để hoạt động. Khi không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh sẽ dẫn đến không có đủ oxy cung cấp cho tất cả các tế bào của cơ thể, điều này có thể khiến người bệnh mệt mỏi, yếu hoặc khó thở. Người thiếu máu huyết tán có thể bị thiếu máu nhẹ hoặc nặng. Thiếu máu nghiêm trọng có thể làm hỏng các cơ quan nội tạng và dẫn đến tử vong.

Dạy con trẻ
Thiếu máu huyết tán là bệnh truyền từ bố mẹ sang con cái

Bệnh thiếu máu huyết tán có nhiều biến chứng từ nhẹ đến nặng, tuy nhiên, có một biến chứng liên quan đến chế độ dinh dưỡng là quá tải sắt. Những người bị bệnh thiếu máu huyết tán có thể nhận quá nhiều chất sắt trong cơ thể, do bệnh hoặc do được truyền máu thường xuyên. Quá nhiều chất sắt có thể dẫn đến tổn thương tim, gan và cơ quan nội tiết, bao gồm các tuyến sản xuất hormone điều chỉnh các quá trình trên khắp cơ thể. Do đó, để tránh biến chứng này, người bệnh cần hạn chế ăn các thực phẩm chứa sắt và cần được điều trị thải sắt.

2. Bị thiếu máu huyết tán ăn gì?

Thiếu hụt dinh dưỡng là tình trạng xảy ra phổ biến ở người bệnh thiếu máu huyết tán do thiếu máu, tăng nhu cầu dinh dưỡng và các bệnh lý khác đi kèm như quá tải sắt, bệnh tiểu đường.

Người bệnh nên được đánh giá hàng năm bởi chuyên gia dinh dưỡng về các vấn đề liên quan đến việc bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D, folate, khoáng chất vi lượng (đồng, kẽm và selen) và vitamin chống oxy hóa (E và C).

Ngoài ra, người bệnh cũng cần được xét nghiệm dinh dưỡng hàng năm, như kiểm tra albumin, 25-hydroxy vitamin D, glucose lúc đói, kẽm huyết tương, đồng huyết thanh, xét nghiệm ceruloplasmin, selenium huyết thanh, alpha và gamma tocopherol, huyết tương ascorbate và folate huyết thanh.

Các xét nghiệm thiếu máu tán huyết cần thực hiện
Người bệnh cần xét nghiệm dinh dưỡng để kiểm tra chỉ số sức khỏe thường niên

Việc khuyến cáo về dinh dưỡng cho người bệnh thiếu máu huyết tán cần được thực hiện dựa trên tình trạng dinh dưỡng của từng người bệnh, các biến chứng của bệnh và nếu ở trẻ em phải xem xét đến giai đoạn tăng trưởng. Thông thường, việc bổ sung vitamin tổng hợp không chứa sắt thường được chỉ định.

Đối với người bệnh thiếu máu huyết tán không truyền máu, nên bổ sung folate (1mg mỗi ngày) và thực hiện chế độ ăn ít chất sắt, ví dụ tránh ngũ cốc tăng cường chất sắt và hạn chế ăn nhiều thịt đỏ. Uống trà đen cùng với bữa ăn được khuyến nghị để giảm hấp thu sắt từ thực phẩm.

Đối với người bệnh truyền máu khi điều trị thải sắt, chế độ ăn ít chất sắt là không cần thiết và có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của một số bệnh nhân.

Bổ sung vitamin D (50.000 IU mỗi tuần một lần cho đến khi mức độ về bình thường) được khuyến nghị cho những người bệnh có vitamin D 25-hydroxy dưới 20 ng/dL. Bổ sung canxi nên được khuyến khích nếu chế độ ăn uống không đủ.

Đối với những trường hợp người bệnh có mắc thêm bệnh mắc bệnh tiểu đường hoặc không dung nạp đường sữa, người ăn chay, phụ nữ mang thai hoặc những người dùng thuốc chelator uống hoặc thuốc bisphosphonate cần được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn chuyên sâu hơn.

Người bệnh thiếu máu huyết tán không nên sử dụng rượu bia và thuốc lá do rượu làm tăng tác hại oxy hóa của sắt và làm nặng thêm ảnh hưởng của viêm gan B và C trên mô gan. Hút thuốc lá ảnh hưởng đến quá trình tái cấu trúc xương và dẫn đến chứng loãng xương.

Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org, thalassemia.com

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan