Nôn sau khi ăn hàu: Cảnh giác nhiễm vi khuẩn Vibrio

Việc ăn hàu sống và chế biến hàu không đúng cách có thể khiến bạn dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Vibrio. Nhiều người cũng có thể bị ngộ độc sau khi ăn hàu do cơ thể nhiễm phải vi rút từ hàu.

1. Ăn hàu sống có gây hại gì không?

Hầu hết các bệnh do ăn hàu sống đều xảy ra vào thời điểm mùa hè. Việc ăn hàu sống và một số động vật có vỏ chưa được nấu chín, chẳng hạn như trai, có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.

Thực tế, nước trong hàu sống có chứa một số vật chất gây hại cho sức khỏe, bao gồm cả vi rút và vi khuẩn. Chúng thường tập trung trong cơ thể hàu và lây nhiễm sang cơ thể của những người ăn hàu sống hoặc chưa được nấu chín. Một trong những bệnh nhiễm trùng thường mắc phải khi ăn hàu sống là do một số loại vi khuẩn Vibrio gây ra. Loại vi khuẩn này xuất hiện tự nhiên ở cùng vùng nước ven biển nơi hàu phát triển.

Bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Vibrio thường được gọi là Vibriosis. Bạn cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn Vibrio sau khi để vết thương tiếp xúc với nước muối hoặc nước lợ (hỗn hợp của nước mặn và nước ngọt) có chứa loại vi khuẩn này.

Hầu hết các bệnh Vibriosis có xu hướng xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10, khi mà nhiệt độ nước trở nên ấm hơn. Tuy nhiên, bạn có thể bị bệnh khi ăn hàu sống hoặc hàu chưa được nấu chín vào bất kỳ tháng nào trong năm. Đặc biệt, những con hàu sống từ các vùng nước lạnh hơn có khả năng gây bệnh do vi khuẩn Vibrio nhiều hơn.

Chúng ta không thể nhận biết một con hàu có chứa vi khuẩn gây hại hay không thông qua vẻ bề ngoài và mùi vị của chúng. Cách duy nhất để tiêu diệt vi khuẩn Vibrio trong hàu sống là nấu chín chúng đúng cách.

2. Các triệu chứng điển hình của bệnh Vibriosis

Hầu hết các trường hợp nhiễm vi khuẩn Vibrio từ hàu, chẳng hạn như nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có thể dẫn đến các chứng bệnh nhẹ bao gồm nôn mửa và tiêu chảy. Tuy nhiên, những người bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus có thể gặp phải các tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Ước tính, cứ 5 người thì có 1 người bị nhiễm Vibrio vulnificus tử vong. Điều này là do nó có thể gây nhiễm trùng máu, tổn thương da phồng rộp nặng và cắt cụt tứ chi.

Nếu bạn bị nôn sau khi ăn hàu sống, hoặc xuất hiện các triệu chứng của bệnh Vibriosis, hãy đến khám bác sĩ ngay lập tức để được chữa trị kịp thời trước khi xảy ra các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Nôn sau khi ăn hàu
Nôn sau khi ăn hàu là triệu chứng điển hình của bệnh Vibriosis

3. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh Vibriosis

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra, tuy nhiên những trường hợp dưới đây thường có nguy cơ cao bị nhiễm trùng hoặc gặp phải các biến chứng nặng, bao gồm:

4. Nguyên nhân dẫn đến bệnh Vibriosis

Hầu hết mọi người sẽ bị nhiễm vi khuẩn Vibrio khi ăn các động vật có vỏ sống hoặc chưa chín, đặc biệt là hàu. Một số người cũng có thể bị nhiễm bệnh Vibriosis do các nguyên nhân khác sau:

  • Để vết thương tiếp xúc với nước lợ hoặc nước mặn có chứa vi khuẩn Vibrio, chẳng hạn như khi đang bơi lội hoặc bắt cá.
  • Để cho chiết xuất hoặc nước từ hàu sống tiếp xúc với vết thương trên da
  • Bị thương do một vật dụng có tiếp xúc với nước lợ hoặc nước mặn chứa vi khuẩn Vibrio.
Vết xước trên da tiếp xúc với vi khuẩn Vibrio
Vết xước trên da tiếp xúc với vi khuẩn Vibrio

5. Làm thế nào để an toàn khi ăn hàu?

Tình trạng ngộ độc sau khi ăn hàu do nhiễm vi khuẩn có thể xảy ra nếu bạn xử lý hàu sống không đúng cách. Dưới đây là một số mẹo giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng sau khi ăn hoặc chạm vào hàu cũng như các loại động vật có vỏ khác:

  • Không ăn hàu sống hoặc chưa được nấu chín. Bạn nên nấu chín hoàn toàn hàu trước khi ăn và nên mua hàu ở những cửa hàng hải sản uy tín. Thực tế, nước sốt nóng, rượu hoặc nước cốt chanh không thể giết chết được vi khuẩn Vibrio trong hàu sống.
  • Một số hàu sống được xử lý ngay sau khi thu hoạch để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa nguy cơ ăn hàu sống bị ngộ độc. Phương pháp xử lý hàu sống có thể làm giảm mức độ vi khuẩn Vibrio ở hàu, tuy nhiên không có khả năng loại bỏ được tất cả các vi trùng có hại. Do đó, những người dễ bị nhiễm vi khuẩn Vibrio không nên ăn hàu sống hoặc chưa nấu chín.
  • Khi ăn hàu, bạn cần tách riêng hàu đã được nấu chín ra khỏi hàu sống để tránh tình trạng lây nhiễm chéo.
  • Bạn cũng nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi tiếp xúc với hàu sống cũng như các loại hải sản sống khác.
  • Che vết thương cẩn thận để ngăn nó không chạm phải với hàu sống hoặc dịch từ hàu
  • Rửa kỹ các vết thương hở nếu chúng đã tiếp xúc với nước biển, hàu sống hoặc dịch từ hàu sống.

Trên đây là những thông tin quan trọng về tình trạng nôn hoặc ngộ độc sau khi ăn hàu, bạn cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình bằng những bữa ăn chất lượng, an toàn thực phẩm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: cdc.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Imanmj 250mg
    Công dụng thuốc Imanmj 250mg

    Thuốc Imanmj 250mg là thuốc kháng sinh mạnh, dùng đường tiêm. Thuốc thường được chỉ định dùng trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh này.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Haboxime
    Công dụng thuốc Haboxime

    Thuốc Haboxime thường được bác sĩ kê đơn sử dụng để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, da – mô mềm, nhiễm trùng máu,... Trong quá trình sử dụng Haboxime, bệnh nhân nên tuân thủ theo ...

    Đọc thêm
  • kilazo
    Công dụng thuốc Kilazo 1g

    Kilazo 1g thuộc danh mục thuốc điều trị chống viêm nhiễm. Khi dùng thuốc Kilazo 1g, bạn nên kiểm tra kỹ hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Sau đây là 1 vài chia sẻ giúp bạn đọc học rõ ...

    Đọc thêm
  • Kukjetrona
    Công dụng thuốc Kukjetrona

    Kukjetrona là thuốc thường được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến đường tiết niệu, hệ tuần hoàn và đường máu. Bên cạnh đó, thuốc cũng được sử dụng trong điều trị các bệnh lý ...

    Đọc thêm
  • Jincetaxime 1g Inj
    Công dụng thuốc Jincetaxime 1g Inj

    Jincetaxime 1g là thuốc trị ký sinh trùng, kháng virus, kháng nấm và chống nhiễm khuẩn. Thuốc có thành phần chính là Cefotaxim natri 1g, dạng bào chế bột pha tiêm. Sử dụng thuốc Jincetaxime có thể gây ra một ...

    Đọc thêm